TAILIEUCHUNG - Trực khuẩn đường ruột tiết β-lactamase phổ rộng (ESBL) gây nhiễm khuẩn và chiếm cư đường ruột phân lập tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Nghiên cứu này xác định (1) tỷ lệ kiểu hình đề kháng của các trực khuẩn đường ruột tiết β-lactamase phổ rộng (ESBL) gây nhiễm khuẩn và (2) tỷ lệ trực khuẩn đường ruột cư trú ở đường tiêu hoá tiết ESBL, nhằm tiến tới xác định kiểu gen của chúng. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học TRỰC KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT TIẾT -LACTAMASE PHỔ RỘNG (ESBL) GÂY NHIỄM KHUẨN VÀ CHIẾM CƯ ĐƯỜNG RUỘT PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Võ Thị Chi Mai*, Ngô Thị Quỳnh Hoa**, Huỳnh Công Lý**, Lê Kim Ngọc Giao*, Hoàng Thị Phương Dung*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Các vi khuẩn tiết ESBL là tác nhân chính của các nhiễm khuẩn khó điều trị, đặc biệt là những nhiễm khuẩn bệnh viện. Mục tiêu: Nghiên cứu này xác định (1) tỷ lệ kiểu hình đề kháng của các trực khuẩn đường ruột tiết β-lactamase phổ rộng (ESBL) gây nhiễm khuẩn và (2) tỷ lệ trực khuẩn đường ruột cư trú ở đường tiêu hoá tiết ESBL, nhằm tiến tới xác định kiểu gen của chúng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiền cứu, cắt ngang, thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy trong 6 tháng cuối năm 2008. Vi khuẩn tiết ESBL gây nhiễm khuẩn được phân lập từ các loại bệnh phẩm đồng thời thực hiện kháng sinh đồ theo phương pháp thường quy. Sử dụng môi trường ChromeID-ESBL để phân lập sàng lọc vi khuẩn tiết ESBL trong phân bệnh nhân không có hội chứng nhiễm khuẩn tiêu hóa đến khám vì lý do khác. Xác định ESBL với phương pháp đĩa đôi gồm ceftazidime, cefepime, cefotaxime và amoxicillin+clavulanate. Kết quả: Trong 123 chủng tiết ESBL gây nhiễm khuẩn phân lập được, tỷ lệ vi khuẩn E coli và Klebsiella spp. cao nhất. Tỷ lệ vi khuẩn tiết ESBL gây nhiễm khuẩn bệnh viện và cộng đồng tương đương nhau. Trong nhiễm khuẩn cộng đồng, chiếm tỷ lệ cao nhất (70,5%). Các vi khuẩn sinh ESBL kháng với các kháng sinh thuộc họ β-lactam, trừ carbapenem, và có hiện tượng kháng chéo với các kháng sinh fluoroquinolone và gentamicin. Trong phân bệnh nhân không mắc hội chứng nhiễm khuẩn tiêu hóa đến khám vì lý do khác có 76,4% mang vi khuẩn tiết ESBL, chủ yếu là (65,8%). Kết luận: Vi khuẩn tiết ESBL đang lan rộng trong cộng đồng; cần có biện pháp cụ thể, cấp bách để ngăn chặn sự lan truyền này và cập nhật phác đồ điều trị nhiễm khuẩn cộng đồng. Từ khóa: Vi khuẩn tiết ESBL, nhiễm khuẩn, chiếm .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.