TAILIEUCHUNG - Phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn cố định nitrogen từ đất rừng ngập mặn ở Thừa Thiên Huế
Bài viết đi sâu nghiên cứu phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn cố định N để tạo chế phẩm sinh học và đưa trở lại đất ươm trồng cây ngập mặn. Nhóm đối tượng vi khuẩn cố định N có vai trò rất quan trọng. Nó chuyển hóa N trong khí quyển thành nguồn N mà cây có thể hấp thu được. Nguồn N này là thành phần cấu tạo của nhiều hợp chất hữu cơ đặc biệt quan trọng như protein, acid nucleic, ADP, ATP. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 1 (2016) PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CHỦNG VI KHUẨN CỐ ĐỊNH NITROGEN TỪ ĐẤT RỪNG NGẬP MẶN Ở THỪA THIÊN HUẾ Phạm Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Việt* Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế *Email: vietnguyensinh33@ TÓM TẮT Để có cơ sở tạo chế phẩm vi sinh góp phần cải thiện hiệu quả công tác ươm trồng phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn các chủng vi khuẩn cố định nitrogen (N) đã được phân lập và tuyển chọn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: số lượng vi khuẩn cố định N trong các mẫu đất rừng ngập mặn ở Thừa Thiên Huế khá cao, từ 0,66 x 106 đến 26,34 x 106 CFU/g đất khô. Phân lập được 216 chủng vi khuẩn cố định N, từ đó chọn được hai chủng V94 và V204 có khả năng cố định N mạnh. Kết quả giải trình tự gen: chủng V94 là Pseudomonas pseudoalcaligenes và chủng V204 là Klebsiella pneumonia. Từ khóa: cây ngập mặn, phân lập, tuyển chọn, vi khuẩn cố định nitrogen. 1. MỞ ĐẦU Ở Thừa Thiên Huế, rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái có vai trò rất quan trọng đối với vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Tuy nhiên, hiện nay RNM chỉ còn chưa đầy 8 ha và đang đứng trước nguy cơ ngày càng bị thu hẹp chủ yếu do người dân khai thác cây ngập mặn làm củi đốt, lấy đất làm ao nuôi tôm, xây dựng các khu đô thị, khu nghỉ dưỡng Vì vậy công tác ươm trồng, phục hồi rừng ngập mặn hiện đang được quan tâm và triển khai theo hướng phát triển bền vững. Trong khi đó, hệ vi sinh vật ở rừng ngập mặn rất đa dạng, chúng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất để cây dễ hấp thu. Chính vì vậy, mà ta có thể sử dụng hệ vi sinh vật như một tác nhân để thúc đẩy sự sinh trưởng phát triển của thảm thực vật qua đó sẽ tăng cường hiệu quả phục hồi rừng ngập mặn. Trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi đề cập đến các nghiên cứu phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn cố định N để tạo chế phẩm sinh học và đưa trở lại đất ươm trồng cây ngập mặn. Nhóm đối tượng vi khuẩn cố định N có vai trò rất quan trọng. Nó chuyển
đang nạp các trang xem trước