TAILIEUCHUNG - Hướng dẫn áp dụng Hệ thống kiểm soát tổng tải lượng ô nhiễm (TPLCS)
Hướng dẫn áp dụng Hệ thống kiểm soát tổng tải lượng ô nhiễm (TPLCS) có nội dung gồm 3 chương. Chương 1: tính cần thiết của TPLCS, trình abyf tổng quan về TPLCS, cấu trúc của TPLCS, tính cần thiết của việc áp dụng TPLCS, các nguyên tắc cơ bản của TPLCS. Chương 2: quy trình tiến hành TPLCS, nêu định nghĩa tải lượng ô nhiễm, khái quát quy trình tiến hành, quy trình tiến hành TPLCS, áp dụng hệ thống tùy theo tình hình và nhu cầu của địa phương. Chương 3: xây dựng hệ thống và cơ cấu nhằm áp dụng hiệu quả TPLCS , trình bày việc đo lường chất lượng nước, hợp tác với các ban ngành, tổ chức liên quan, xây dựng hệ thống và cơ cấu quản lý giám sát của các cơ quan quản lý đối với các nhà máy, cơ sở kinh doanh. Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng xem và tham khảo. | Hướng dẫn áp dụng Hệ thống Kiểm soát Tổng tải lượng Ô nhiễm (TPLCS) Tháng 4/2011 Văn phòng Quản lý Môi trường các Vùng ven biển Khép kín Bộ phận Môi trường Nước Cục Quản lý Môi trường Bộ Môi trường Nhật Bản Khái quát cấu trúc Hệ thống Kiểm soát Tổng tải lượng Ô nhiễm (TPLCS) Chương 1 Tính cần thiết của TPLCS Tổng quan về TPLCS Ô nhiễm nước xảy ra khi sự cân bằng tự nhiên bị mất đi do tải lượng chất ô nhiễm thải ra từ các hoạt động của con người tăng cách đối phó với vấn đề này là phải giảm tải lượng ô nhiễm. Hệ thống Kiểm soát Tổng tải lượng Ô nhiễm (TPLCS) là một phương án hiệu quả cho mục đích đó. Cấu trúc của TPLCS (1) Các loại ô nhiễm nước Ô nhiễm nước có thể được chia thành bốn loại chính: có hại cho sức khỏe do các hợp chất độc hại, các vấn đề vệ sinh công cộng gây ra bởi các vi khuẩn, ô nhiễm hữu cơ và hiện tượng phú dưỡng. TPLCS chủ yếu đối phó với ô nhiễm hữu cơ và hiện tượng phú dưỡng. (2) Biện pháp bảo vệ môi trường nước Các biện pháp bảo vệ môi trường nước được phân loại thành biện pháp nguồn phát thải, hướng tới việc giảm tải lượng phát thải chất ô nhiễm từ các nguồn phát thải, và biện pháp làm sạch trực tiếp, hướng tới việc làm sạch trực tiếp trong vùng nước. TPLCS tập trung vào các biện pháp nguồn phát thải. (3) Các biện pháp chính sách do các cơ quan quản lý thực hiện và cấu trúc của TPLCS Các biện pháp nguồn phát thải không thể thực hiện chỉ dựa vào sự tự giác của các cá nhân hay tổ chức gây ra nguồn phát thải, mà cần phải có sự tham gia của các cơ quan quản lý. TPLCS tìm cách điều chỉnh tải lượng nước thải từ các nguồn phát thải, đồng thời thực hiện các biện pháp toàn diện như xây dựng hệ thống nước thải và đưa ra các hướng dẫn điều hành. . Kinh nghiệm và bài học từ Nhật Bản Cùng với sự tăng trưởng kinh tế cao độ, Nhật Bản đã chứng kiến sự gia tăng tải lượng ô nhiễm, phát sinh ở hệ sinh thái trên cạn và thải vào hệ thống nước. Nhật Bản cũng đã từng phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm nước nghiêm trọng và đã khắc phục được .
đang nạp các trang xem trước