TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu ảnh hưởng của cây Lục bình (Eichhornia crassipes) đến môi trường nước mặt kênh Trần Văn Dõng và đề xuất thu gom sản xuất phân hữu cơ vi sinh
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu sự ảnh hưởng của cây lục bình (Eichhornia crassipes) đến môi trường nước mặt kênh Trần Văn Dõng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang và đề xuất giải pháp thu gom sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Nhìn chung, các thông số chất lượng nước như hàm lượng DO, chất hữu cơ (BOD5, COD) vượt ngưỡng giới hạn cho phép Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT. Qua đó đã xác định được sự ảnh hưởng của lục bình đến môi trường nước mặt tại các trạm quan trắc trên dòng chính của kênh Trần Văn Dõng. Số liệu phân tích mẫu lục bình tươi trên kênh Trần Văn Dõng cho thấy đủ điều kiện tiến hành thử nghiệm sản xuất phân hữu cơ vi sinh. | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÂY LỤC BÌNH (EICHHORNIA CRASSIPES) ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT KÊNH TRẦN VĂN DÕNG VÀ ĐỀ XUẤT THU GOM SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH Trần Văn Trang1, Nguyễn Tri Quang Hưng1, Nguyễn Minh Kỳ1 Tóm tắt: Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu sự ảnh hưởng của cây lục bình (Eichhornia crassipes) đến môi trường nước mặt kênh Trần Văn Dõng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang và đề xuất giải pháp thu gom sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Nhìn chung, các thông số chất lượng nước như hàm lượng DO, chất hữu cơ (BOD5, COD) vượt ngưỡng giới hạn cho phép Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/ đó đã xác định được sự ảnh hưởng của lục bình đến môi trường nước mặt tại các trạm quan trắc trên dòng chính của kênh Trần Văn Dõng. Số liệu phân tích mẫu lục bình tươi trên kênh Trần Văn Dõng cho thấy đủ điều kiện tiến hành thử nghiệm sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Các kết quả thử nghiệm mẫu phân hữu cơ vi sinh từ cây lục bình có khả năng sử dụng để phục vụ cho ngành sản xuất nông nghiệp. Do đó, cần đẩy mạnh việc thu vớt cây lục bình làm phân hữu cơ vi sinh để cải thiện ô nhiễm môi trường đất, nước mặt và phục vụ sản xuất tại địa phương. Từ khóa: Lục bình, phân hữu cơ vi sinh, môi trường nước mặt, kênh Trần Văn Dõng. 1. MỞ ĐẦU 1 Nước là thành phần quan trọng, được sử dụng phục vụ đời sống và sản xuất. Đây một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế, xã hội của một vùng, lãnh thổ hay một quốc gia. Nước rất cần thiết cho sự sống và sự phát triển các ngành kinh tế cũng như cho sinh hoạt. Trong số các vấn đề môi trường thì sự ô nhiễm các nguồn nước rất đáng báo động ngay cả các vùng nông thôn. Do việc tiếp nhận quá nhiều nước thải chưa qua xử lý, gây ra hiện tượng phú dưỡng và tạo điều kiện phát triển các loài thủy sinh, nhất là cây lục bình - vốn dễ sinh sôi, phát triển mạnh mẽ ở các lưu vực kênh, rạch, ao hồ. Liên hệ thực tế ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang cũng là tình trạng phổ biến. Hiện tượng cây lục bình,
đang nạp các trang xem trước