TAILIEUCHUNG - Xây dựng quan hệ đối thoại và đối tác với các doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo

Trong bài viết này, tác giả sẽ dẫn ra một số thực trạng về sự hợp tác giữa doanh nghiệp với nhà trường, đồng thời đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng và hiệu quả trong vấn đề phối hợp giữa doanh nghiệp và nhà trường; đặc biệt thúc đẩy, huy động doanh nghiệp cùng với nhà trường tham gia trong quá trình đào tạo. | KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI THOẠI VÀ ĐỐI TÁC VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Đặng Vũ Ngoạn, Thái Doãn Thanh , Dương Hoàng Kiệt, Phạm Thái Sơn, Trần Đăng Hùng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh ĐẶT VẤN ĐỀ Hợp tác giữa các cơ sở đào tạo với các các đơn vị sử dụng lao động (hay giữa nhà trường với doanh nghiệp) là một trong những yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Vấn đề này thường xuyên được đặt ra đối với các cơ sở đào tạo cũng như các đơn vị sử dụng lao động. Tất cả các cơ sở đào tạo, các đơn vị sử dụng lao 1. động cũng như các cấp quản lý giáo dục hiểu rằng, nếu có một sự kết hợp tốt giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng lao động thì sẽ giải quyết cơ bản về chất lượng đào tạo cũng như vấn đề việc làm. Tuy nhiên, hiện nay không có một cơ chế, cũng như chính sách nào để tác động vào hoạt động này. Chính vì vậy, nhà trường cũng như các doanh nghiệp là những người trong cuộc phải tự giải quyết. Đặc biệt nhà trường phải là đơn vị chủ động thúc đẩy mối quan hệ với doanh nghiệp để đạt mục tiêu đặt ra. Sự cần thiết trong hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trước hết bắt nguồn từ tầm quan trọng của giáo dục trong việc không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để duy trì và phát triển sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của bản thân mỗi doanh nghiệp, nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay đang có một nghịch lý là trong khi việc tuyển dụng lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn thì lượng sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm cũng ngày càng tăng [1]. Yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao đã và đang trở thành những đòi hỏi cấp bách đối với ngành giáo dục Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN) có hiệu lực từ 31/12/2015. Sự gắn kết hoạt động đào tạo của nhà trường và các doanh nghiệp - như là một phần của cơ chế học tập suốt đời - là một quá trình tương tác không thể tách rời. Điều này tạo ra cơ hội và thách thức mới về .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.