TAILIEUCHUNG - Đánh giá hiện trạng nguồn nước mặt và đề xuất các giải pháp quản lý nguồn nước mặt trong vùng bán đảo Cà Mau

Hiện nay, vùng Bán đảo Cà Mau đang phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, kèm theo đó là sự chuyển đổi sản xuất nhanh, nhất là từ sinh thái ngọt sang sinh thái mặn (trồng lúa sang nuôi tôm) dẫn đến hạ tầng phục vụ không theo kịp, đặc biệt là hạ tầng thủy lợi. Việc kiểm soát nguồn nước trước đây chủ yếu nhằm sử dụng cho nông nghiệp, nay thêm cả thủy sản nên đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Hơn nữa, áp lực phát triển kinh tế và dân số mạnh mẽ làm cho nhu cầu sử dụng nước BĐCM ngày càng tăng, đồng thời việc xả thải và gây ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng, nguồn nước đang bị suy thoái dần, nhiều vùng đã trở nên trầm trọng. Các vùng chịu sự suy thoái nhất là vùng chuyển đổi mô hình sản xuất từ trồng trọt sang nuôi tôm, hay các cụm công nghiệp, dịch vụ. Nội dung bài viết là kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và chất lượng nước mặt nhằm đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường nước mặt trong vùng. | BÀI BÁO KHOA H C ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NGUỒN NƯỚC MẶT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC MẶT TRONG VÙNG BÁN ĐẢO CÀ MAU Nguyễn Đức Phong1, Phạm Hồng Cường1 Tóm tắt: Hiện nay, vùng Bán đảo Cà Mau đang phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt, kèm theo đó là sự chuyển đổi sản xuất nhanh, nhất là từ sinh thái ngọt sang sinh thái mặn (trồng lúa sang nuôi tôm) dẫn đến hạ tầng phục vụ không theo kịp, đặc biệt là hạ tầng thủy lợi. Việc kiểm soát nguồn nước trước đây chủ yếu nhằm sử dụng cho nông nghiệp, nay thêm cả thủy sản nên đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Hơn nữa, áp lực phát triển kinh tế và dân số mạnh mẽ làm cho nhu cầu sử dụng nước BĐCM ngày càng tăng, đồng thời việc xả thải và gây ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng, nguồn nước đang bị suy thoái dần, nhiều vùng đã trở nên trầm trọng. Các vùng chịu sự suy thoái nhất là vùng chuyển đổi mô hình sản xuất từ trồng trọt sang nuôi tôm, hay các cụm công nghiệp, dịch vụ. Nội dung bài viết là kết quả khảo sát, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và chất lượng nước mặt nhằm đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường nước mặt trong vùng. Từ khóa: Bán đảo Cà Mau, hiện trạng khai thác, sử dụng TNN, chất lượng nước, giải pháp quản lý nguồn nước. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Vùng BĐCM là một trong những vùng lớn của ĐBSCL (1,6 triệu ha, chiếm 43% tổng diện tích của ĐBSCL), đây là vùng chiếm vị trí rất lớn trong phát triển kinh tế và xã hội vùng ĐBSCL, có điều kiện để phát triển một nền sản xuất đa dạng. Vùng BĐCM có hệ sinh thái phong phú và đa dạng, rất nhạy cảm với các tác động của điều kiện tự nhiên và con người, đồng thời có tiềm năng lớn về nông nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp. Những năm gần đây, áp lực phát triển kinh tế và dân số mạnh mẽ làm cho nhu cầu sử dụng nước BĐCM ngày càng tăng, tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm nước không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường xuyên hơn. Mâu thuẫn trong sử dụng nguồn nước đã xuất hiện, như giữa nhu cầu cấp thoát nước cho nông .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.