TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu thiết kế, lập trình phần mềm thư viện học liệu số phục vụ huấn luyện và đào tạo tại trường Trung cấp Quân y số 2
Bài viết nghiên cứu lập trình phần mềm Thư viện học liệu số tích hợp Website nhà trường gồm các nhóm chức năng chính: hệ thống, danh mục, độc giả, biên mục, tra cứu OPAC, bản tin, báo cáo thống kê, trợ giúp. | TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 8 - 2013 NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, LẬP TRÌNH PHẦN MỀM THƢ VIỆN HỌC LIỆU SỐ PHỤC VỤ HUẤN LUYỆN VÀ ĐÀO TẠO TẠI TRƢỜNG TRUNG CẤP QUÂN Y SỐ 2 Mai Thị Ánh Nga*; Hoàng Thi*; Lê Trung Thắng** Nguyễn Thị Hạnh*; Nguyễn Đức Phương** TÓM TẮT Nghiên cứu lập trình phần mềm Thư viện học liệu số tích hợp Website nhà trường gồm các nhóm chức năng chính: hệ thống, danh mục, độc giả, biên mục, tra cứu OPAC, bản tin, báo cáo thống kê, trợ giúp. Bước đầu đánh giá thử nghiệm tại Trường Trung cấp Quân y 2, kết quả 100% chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT) và cán bộ, học viên tham gia thử nghiệm đều đồng ý phần mềm hoàn toàn có thể triển khai ứng dụng tại nhà trường. * Từ khóa: Phầm mềm thư viện; Thiết kế, Lập trình. Design and programming digital library of Learning Resource software for training courses in milirary medical school no 2 Summary A study was aimed to program Digital Library of Learning Resource intergrated with Portal including functions: System, Items, Readers info, Catalog, OPAC, Portal, Report, Help. Result of evaluation testing at Military Medical School N o 2 was shown as follows: 100% of the volunteers o agreed with application of this software at the MMS N 2. * Key words: Library software; Design; Programming. ®Æt vÊn ®Ò Tài liệu được hiểu là dạng vật chất đã ghi nhận thông tin ở dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh nhằm mục đích bảo quản và sử dụng [8]. Học liệu số được hiểu là tài liệu được tạo lập bằng phương pháp kỹ thuật số, tổ chức theo tiêu chuẩn nghiệp vụ nhất định bao gồm các nguồn thông tin phục vụ mục đích đào tạo và nghiên cứu phục vụ đào tạo như: sách giáo khoa, giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, luận án, luận văn, khóa luận, tạp chí khoa học kỹ thuật, kỷ yếu hội nghị khoa học [3, 8]. Có thể phân loại học liệu theo cấu tạo: văn bản, âm thanh, phim, hình ảnh và dạng dữ liệu chuyên ngành (phần mềm, mô phỏng ) [8]; theo thuộc tính: học liệu tĩnh, học liệu đa phương tiện, học liệu tương tác; theo mục đích quản lý và sử .
đang nạp các trang xem trước