TAILIEUCHUNG - Quan điểm về dân trong tư tưởng chính trị của Ngô Thì Nhậm
Bài viết bước đầu phân tích những quan điểm về dân trong tư tưởng chính trị của Ngô Thì Nhậm nhằm tạo ra một hướng tiếp cận mới cho việc nghiên cứu tư tưởng chính trị của ông. nội dung chi tiết. | Khoa học Xã hội & Nhân văn 1 QUAN ĐIỂM VỀ DÂN TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA NGÔ THÌ NHẬM NGO THI NHAM’S PEOPLE VIEWPOINT IN HIS POLITICAL IDEOLOGY Nguyễn Thị Hồng Phượng1 Tóm tắt Abstract Ngô Thì Nhậm là một trong những nhà tư tưởng của Việt Nam dành nhiều sự quan tâm cho dân. Quan điểm của ông về ái dân, giáo hóa dân, con đường giải thoát cho dân được thể hiện xuyên suốt trong tư tưởng chính trị của ông. Bài viết bước đầu phân tích những quan điểm về dân trong tư tưởng chính trị của Ngô Thì Nhậm nhằm tạo ra một hướng tiếp cận mới cho việc nghiên cứu tư tưởng chính trị của ông. Ngo Thi Nham is one of the great Vietnamese ideologists, who has much more concerned in people. His viewpoint of “loving people”, “educating people”, “liberating people” have been well- expressed through his line of political ideology. This article is to aim at analyzing his initial viewpoints of people in his political ideology in order to create a new approach for studying people viewpoint in his political ideology. Từ khóa: Ngô Thì Nhậm, tư tưởng chính trị, ái dân, giáo hóa dân, giải thoát. Keywords: Ngo Thi Nham, political ideology, affection for people, people education, setting free. 1. Dẫn nhập 1 gia. Mạnh Tử có câu: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Mạnh Kha, Tận tâm hạ), nghĩa là trong nước nhân dân là quan trọng nhất, thứ đến mới là quốc gia (xã tắc), vua là thứ bậc xem nhẹ nhất. Bởi, dân vốn là gốc của nước, có dân mới có nước, có nước mới có vua, ý dân là ý trời. Việc“Kiệt và Trụ mất thiên hạ tức mất ngôi thiên tử ấy vì mất dân chúng. hễ được dân chúng tự nhiên sẽ được thiên hạ. hễ được lòng dân tự nhiên sẽ được dân chúng – Kiệt Trụ chi thất thiên hạ dã, thất kỳ dân dã đắc kỳ dân, tư đắc thiên hạ hỹ đắc kỳ tâm, tư đắc dân hỹ” (Mạnh Kha, Li lâu thượng). Kế thừa quan điểm của Mạnh Tử, khi bàn về “ái dân”, Ngô Thì Nhậm đòi hỏi người làm vua, làm quan phải luôn biết xem trọng dân, yêu dân như con, có như thế mới mong lòng dân, sức dân quy về một mối, triều
đang nạp các trang xem trước