TAILIEUCHUNG - Triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các tổ chức dịch vụ kỹ thuật công trong lĩnh vực tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng
Bài viết này nhằm góp phần làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề TCTCTN; phân tích những thành công và chưa thành công, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chuyển đổi và từ đó đề xuất một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi của các tổ chức dịch vụ kỹ thuật công (DVKTC) trong lĩnh vực Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (TĐC) sang cơ chế TCTCTN theo tinh thần của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ (NĐ 115). | JSTPM Tập 4, Số 1, 2015 55 TRIỂN KHAI CƠ CHẾ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC TỔ CHỨC DỊCH VỤ KỸ THUẬT CÔNG TRONG LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN - ĐO LƯỜNG - CHẤT LƯỢNG ThS. Nguyễn Vũ1 Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Bộ KH&CN Tóm tắt: Từ năm 2005 đến nay, tổ chức dịch vụ kỹ thuật công trong lĩnh vực Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (là một loại hình tổ chức khoa học và công nghệ - KH&CN) được chuyển sang hoạt động theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (TCTCTN) của tổ chức KH&CN công lập. Việc chuyển đổi đã được thực hiện thành công ở một số đơn vị trung ương nhưng chưa thực sự thành công ở các đơn vị địa phương. Nghiên cứu này nhằm góp phần làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề TCTCTN; phân tích những thành công và chưa thành công, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình chuyển đổi và từ đó đề xuất một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển đổi của các tổ chức dịch vụ kỹ thuật công (DVKTC) trong lĩnh vực Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (TĐC) sang cơ chế TCTCTN theo tinh thần của Nghị định số 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ (NĐ 115). Từ khóa: Dịch vụ kỹ thuật công; Tự chủ tự chịu trách nhiệm; Tổ chức KH&CN; Tiêu chuẩn; Đo lường; Chất lượng. Mã số: 15030101 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VỀ TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CÔNG LẬP 1. Cơ sở lý luận về tự chủ, tự chịu trách nhiệm . Tự chủ Theo từ điển tiếng Việt, tự chủ là tự điều hành, quản lý mọi công việc của mình, không bị ai chi phối. Theo Wikipedia, tự chủ/tự trị (autonomy) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là autonomos, trong đó, auto là “tự mình”, còn nomos là “luật”, nghĩa là việc “tự mình làm luật lệ”. Theo từ điển Oxford, tự chủ/tự trị là quyền hoặc điều kiện tự quản, được tự do quyết định không chịu sự kiểm soát hoặc ảnh hưởng từ bên ngoài. Theo Berdahl (1990), có 2 1 Liên hệ tác giả: .
đang nạp các trang xem trước