TAILIEUCHUNG - Tài liệu tập huấn biên soạn đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT
Tài liệu tập huấn hỗ trợ và hướng dẫn giáo viên tiểu học cách thức thiết kế đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT. Sau khi tập huấn, mỗi giáo viên đều hiểu biết rõ ràng, đầy đủ và thực hành biên soạn được các câu hỏi / bài tập 4 mức độ và đề kiểm tra định kì dựa trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt; từng bước đổi mới hình thức ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của từng học sinh theo tiếp cận năng lực và đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng miền. Mời quý thầy cô cùng tham khảo. | MÔN TIẾNG VIỆT I. Mục đích, yêu cầu Tài liệu tập huấn hỗ trợ và hướng dẫn giáo viên tiểu học cách thức thiết kế đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT. Sau khi tập huấn, mỗi giáo viên đều hiểu biết rõ ràng, đầy đủ và thực hành biên soạn được các câu hỏi / bài tập 4 mức độ và đề kiểm tra định kì dựa trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt; từng bước đổi mới hình thức ra đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của từng học sinh theo tiếp cận năng lực và đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, vùng miền. dẫn chung - Kiểm tra định kì môn Tiếng Việt được tiến hành với 2 bài kiểm tra: Đọc, Viết, bao gồm : + Bài kiểm tra đọc (10 điểm). + Bài kiểm tra viết (10 điểm). (ở mỗi lớp, sẽ có hướng dẫn riêng) Điểm kiểm tra định kì môn Tiếng Việt (điểm chung) là trung bình cộng điểm của 2 bài kiểm tra Đọc, Viết quy về thành điểm 10 (chia số điểm thực tế cho 2) và được làm tròn 0,5 thành 1. Ví dụ: điểm thực tế của 2 bài kiểm tra Đọc, Viết là 19, quy về thang điểm 10 là 9,5 (làm tròn số thành 10). III. Xây dựng câu hỏi/bài tập kiểm tra theo 4 mức độ 1. Gợi ý quy trình xây dựng câu hỏi/bài tập theo 4 mức độ Bước 1: Xác định mục tiêu cần kiểm tra (nội dung và yêu cầu cần đạt). Từ đó xác định mức độ (bằng cách đối chiếu với 4 mức độ) và dự kiến câu hỏi/bài tập. Bước 2: Xây dựng hướng dẫn chấm câu hỏi/bài tập. Bước 3:Điều chỉnh câu hỏi/bài tập nếu cần thiết (có thể chuyển thành câu hỏi/bài tập mức độ dễ hơn, bằng cách: giảm bớt thao tác, giảm độ nhiễu, giảm yêu cầu, ; hoặc chuyển thành câu hỏi/bài tập ở mức độ khó hơn, bằng cách: tăng thao tác, tăng độ nhiễu, tăng yêu cầu, ). Bước 4: Thử nghiệm trên lớp học để đánh giá tính khả thi của câu hỏi/bài tập (nếu có điều kiện). 2. Ví dụ minh họa câu hỏi/bài tập kiểm tra theo 4 mức độ Môn Tiếng Việt ở tiểu học có mục tiêu hàng đầu là hình thành và phát triển kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe, nói) cho học sinh. Việc xây dựng câu hỏi/bài tập theo 4 mức độ phù hợp để áp .
đang nạp các trang xem trước