TAILIEUCHUNG - Tiểu luận:" Asean trong chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoan 1991-1995 "

Sau đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI năm 1986, Việt Nam đã tiến hành một cuộc cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực đối ngoại. Đảng ta chủ trương mở rộng, xây dựng mối quan hệ với các quốc gia và tổ chức kinh tế chính trị khác nhau trên thế giới, trong đó không thể không nhắc tới ASEAN. Tuy mối quan hệ Việt Nam - ASEAN từng trải qua nhiều giai đoạn, lúc đối đầu, khi hòa hoãn nhưng không thể phủ nhận ASEAN luôn là một trong những đối tượng. | Trong giai đoạn 1991-1995, với việc triển khai đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động tích cực hội nhập khu vực và thế giới mà Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra, nhất là nâng cao quan hệ hợp tác với ASEAN trên mọi lĩnh vực. Hoạt động đối ngoại Việt nam đã đạt được thành tựu lớn nhất đó là gia nhập tổ chức ASEAN, đưa nước ta ra khỏi tình trạng bị bao vây cô lập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên khu vực và thế giới, đồng thời góp phần tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước tạo thuận lợi cho việc mở rộng quan hệ với các đối tác quan trọng khác trên thế giới. Đây chính là kết quả của sự đổi mới tư duy sâu sắc của Đảng và nhà nước ta trong việc đánh giá cục diện thế giới cũng như trong đường lối, chính sách, phương châm. Điều đó cũng chứng minh sự thay đổi đó là đúng đắn, là kịp thời và hiệu quả. Tham gia hợp tác ASEAN sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích quan trọng và thiết thực về chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội và đối ngoại, mà “bao trùm là giữ vững môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như hỗ trợ cho Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế”

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.