TAILIEUCHUNG - Hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu khoa học xã hội tại trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên

Bài viết tập trung bàn về thực trạng công tác đánh giá kết quả nghiên cứu (KQNC) khoa học xã hội tại trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế dẫn đến công tác đánh giá nghiệm thu KQNC chưa thật sự có chất lượng. | JSTPM Vol 1, No 4, 2012 71 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ThS. Trần Thị Hồng Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên Tóm tắt: Bài nghiên cứu tập trung bàn về thực trạng công tác đánh giá kết quả nghiên cứu (KQNC) khoa học xã hội tại trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế dẫn đến công tác đánh giá nghiệm thu KQNC chưa thật sự có chất lượng. Từ đó đề xuất một hệ thống tiêu chí đánh giá nghiệm thu KQNC khoa học xã hội mới cho trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên nhằm góp phần nâng cao chất lượng của công tác đánh giá KQNC khoa học xã hội ở trường. Từ khóa: Khoa học xã hội, Đánh giá kết quả nghiên cứu. 1. Đặt vấn đề Nghiên cứu khoa học xã hội chủ yếu dựa trên sự điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực tiễn để tổng kết, đúc rút, khái quát, phát hiện các quy luật trên cơ sở đó nêu lên các luận điểm, luận cứ và các kết luận khoa học. KQNC của khoa học xã hội ít mang tính phát minh, sáng chế mà chủ yếu mang tính phát hiện và sáng tạo. Do đó, để đánh giá nghiệm thu KQNC khoa học xã hội, chúng ta cần có hệ tiêu chí phù hợp với đặc thù của khoa học xã hội. Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên là một trường mới, quy mô đào tạo và nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu khoa học xã hội còn nhỏ, việc đánh giá nghiệm thu KQNC khoa học xã hội vẫn dựa trên các tiêu chí đánh giá KQNC chung chứ chưa có hệ tiêu chí riêng phù hợp với đặc thù của KQNC khoa học xã hội. Do đó, việc đánh giá nghiệm thu KQNC khoa học xã hội của trường Đại học Khoa học chưa sát, đôi khi còn mang tính chủ quan, cảm tính của chuyên gia đánh giá. Hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá nghiệm thu KQNC khoa học xã hội mang tính thống nhất và phù hợp với đặc thù của trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên là một nhu cầu cần thiết hiện nay. 2. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu này đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.