TAILIEUCHUNG - Giải bài tập Nhật Bản - Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế SGK Địa lí 11

Mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu giải bài tập Nhật Bản (tiết 2 – các ngành kinh tế và các vùng kinh tế), tài liệu với các gợi ý đáp án tương ứng với từng bài tập trong SGK giúp các em biết cách giải bài tập một cách chuẩn xác nhất. Ngoài ra, việc tham khảo tài liệu để các em tự trau dồi kiến thức và nâng cao kỹ năng giải bài tập. | A. Tóm tắt Lý thuyết Nhật Bản - Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế Địa lí 11 I. Các ngành kinh tế 1. Công nghiệp – Giá trị sản lượng đứng thứ hai trên thế giới.  – Nhật Bản chiếm vị trí cao một số ngành công nghiệp: sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người mày, tàu biển, thép, ôtô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và tơ sợi tổng hợp, giấy in báo 2. Dịch vụ – Chiếm 68% giá trị GDP (2004). Thương mại, tài chính có vai trò hết sức quan trọng. – Thương mại: đứng thứ tư trên thế giới (sau Hoa Kì, CHLB Đức, Trung Quốc), thị trường rộng lớn, quan trọng nhất là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Đông Nam Á, Ô-xtrây-lia.  – Giao thông vận tải biển: đứng thứ ba trên thế giới, các siêu cảng: Cô-bê, I-ô-cô-ha-ma, Tôkiô, Ôxaca. – Ngành tài chính, ngân hàng đứng đầu trên thế giới, đầu tư ra nước ngoài nhiều. 3. Nông nghiệp – Vai trò thứ yếu (vì diện tích đất nông nghiệp nhỏ và ngày càng bị thu hẹp), tỉ trọng nông nghiệp chiếm 1% trong GDP, diện tích đất nông nghiệp ít, chiếm 14% lãnh thổ.  – Nền nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, áp dụng khoa học – kĩ thuật, công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và chất lượng nông sản.  – Trồng trọt:  + Lúa gạo: là cây trồng chính, chiếm 50% diện tích canh tác, hiện nay một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại cây khác.  + Cây công nghiệp: chè, thuốc lá, dâu tằm cũng phổ biến ở Nhật, sản lượng tơ tằm đứng hàng đầu thế giới.  – Chăn nuôi: chủ yếu là bò, lợn, gà được nuôi theo các phương pháp tiên tiến trong các trang trại. – Thủy sản:  + Đánh bắt: cá thu, cá ngừ, tôm, cua, sản lượng lớn ( nghìn tấn cá 2003). Ngành đánh bắt là ngành kinh tế quan trọng vì Nhật nằm gần các ngư trường lớn, làm chủ nhiều vùng biển rộng lớn; cá là nguồn thực phẩm chủ yếu và quan trọng của người Nhật.  + Nuôi trồng: tôm, sò, ốc, rau câu, trai lấy ngọc được chú trọng phát triển. II. Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn + Hôn-xu – Kinh tế phát

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.