TAILIEUCHUNG - Mối liên quan giữa điện tâm đồ và vị trí tổn thương động mạch vành trong nhồi máu cơ tim cấp
Nghiên cứu này có thể giúp dự báo vị trí tổn thương của ĐMV, tái tưới máu sớm cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Tuy nhiên, việc tìm mối liên quan giữa các biểu hiện đái tháo đường và vị trí tổn thương của động mạch vành thủ phạm còn bị hạn chế do sự thay đổi về mặt giải phẫu của động mạch vành trên từng cá nhân người bệnh, nên cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về mối liên quan này. | 1 MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐIỆN TÂM ĐỒ VÀ VỊ TRÍ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH TRONG NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP Điêu Thanh Hùng Trung tâm Tim mạch An giang ĐTĐ có thể cung cấp thông tin gián tiếp về sự hiện diện, phạm vi và mức độ nghiêm trọng của TMCBCT [53]. Các nghiên cứu gần đây, đã cho thấy phân tích sự thay đổi của đoạn ST sẽ cung cấp thông tin hữu ích về mặt giải phẫu ĐMV trong hội chứng vành cấp (HCVC) [11]. Bằng cách so sánh với kết quả chụp ĐMV chọn lọc, nhiều nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan giữa ĐTĐ với vị trí tổn thương của ĐMV trong NMCT cấp [1],[6], [7], [21], [24], [50], [54], [55]. Kết quả các nghiên cứu này có thể giúp dự báo vị trí tổn thương của ĐMV, tái tưới máu sớm cho BN NMCT cấp. Tuy nhiên, việc tìm mối liên quan giữa các biểu hiện ĐTĐ và vị trí tổn thương của ĐMV thủ phạm còn bị hạn chế do sự thay đổi về mặt giải phẫu của ĐMV trên từng cá nhân người bệnh [48], nên cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về mối liên quan này. 1. Sơ lược về lịch sử ĐTĐ ĐTĐ là một sản phẩm của một chuỗi tiến bộ về sinh lý học và kỹ thuật trong hơn hai thế kỷ qua. Năm 1887, Waller đã thể hiện hoạt động điện của tim bằng cách ghi trực tiếp điện thế của tim. Năm 1901, Willem Einthoven phát minh ra máy đo điện tim in trên giấy. Phát minh này đã cung cấp một phương pháp trực tiếp và đáng tin cậy để ghi lại hoạt động điện của tim. Hiện nay, ĐTĐ đã trở thành một công cụ vô giá trong việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị một số dạng bệnh tim trong thực tế [ 12]. 2. ĐTĐ trong nhồi máu cơ tim cấp . Điện sinh lý tế bào - Lúc nghỉ, điện thế trong tế bào là điện thế âm (hình ). - Khi kích thích tế bào cơ tim, sẽ tạo ra một điện thế hoạt động (action potential), từ đó làm xuất hiện tình trạng khử cực (depolarization) và hồi cực (repolarization) của tế bào cơ tim. - Trong giai đoạn khử cực, ion dương sẽ đi vào trong tế bào. Đến giai đoạn hồi cực, các ion dương được bơm ra ngoài tế bào, tạo điện thế âm trở lại bên trong tế bào. Tổng hợp ĐTĐ của một tế bào cơ tim được miêu tả ở hình
đang nạp các trang xem trước