TAILIEUCHUNG - Giáo trình Giản yếu về từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt: Phần 2

Tiếp nối phần 1 của cuốn sách Giản yếu về từ vựng và ngữ nghĩa tiếng Việt, trong phần 2 sẽ trình bày về hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm; các lớp từ vựng; hệ thống Hán Việt và các từ vay mượn. phần 2 của cuốn sách. | Chương IV Hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm I Khái quát về hiện tượng đồng nghĩa Dưới đây, chúng ta chỉ tóm tắt một số tri thức về hiện tượng đồng nghĩa nói chung trong tất cả các ngôn ngữ để có điều kiện chuyển nhanh sang hiện tượng này trong tiếng Việt. 1. Định nghĩa Nói một cách đơn giản, từ đồng nghĩa là những từ ngữ giống nhau về nghĩa, hoặc nghĩa biểu vật, hoặc nghĩa biểu niệm. Trong từ vựng của một ngôn ngữ, thường có nhiều từ ngữ đồng nghĩa với nhau, lập thành những loạt (nhóm, dãy) từ ngữ đồng nghĩa. Các loạt từ đồng nghĩa thường nằm trong những trường nghĩa nhất định. Trong một trường nghĩa lại có những "miền" khác nhau; nghĩa về "con người" miền của "tay" nhiều từ ngữ hơn miền của "chân" (ví dụ số lượng từ ngữ chỉ hình dáng của tay : búp măng, dùi đục, chuối mắn,. nhiều, trong khi những ngữ riêng cho hình dáng của "chân" hầu như không có). Trong những miền khác nhau về "mật độ" từ ngữ đó, có những miền nhiều từ đồng nghĩa hơn miền kia. 2. Phân loại Để cho tiện dùng, có thể phân các từ đồng nghĩa thành hai loại : a) Đồng nghĩa tuyệt đối Những từ đồng nghĩa không khác nhau về sắc thái ý nghĩa biểu cảm hay biểu niệm, có thể khác nhau về tính địa phương, về phong cách. Ví dụ có mang và có bầu ; sốt rét và ngã nước. b) Đồng nghĩa khác nhau về sắc thái ý nghĩa. Bao gồm: 72 Đồng nghĩa khác nhau về sắc thái biểu cảm Đồng nghĩa khác nhau về sắc thái ý nghĩa Dưới đây, qua phân tích các từ ngữ đồng nghĩa trong tiếng Việt chúng ta sẽ hiểu rõ sự phân loại này hơn. II Hiện tượng đồng nghĩa trong tiếng Việt Tiếng Việt rất phong phú về hiện tượng đồng nghĩa. Dưới đây là các ví dụ. Từ đồng nghĩa ở một vài miền trong trường biểu vật về con người. 1. Trí tuệ, hoạt động, tính chất của trí tuệ a) Cơ quan hoạt động nhận thức của con người: đầu, não, óc, đầu não, trí óc, trí não, trí tuệ, trí lực, lí trí, cân não,. b) Hoạt động nhận thức của trí tuệ : nghĩ, nghĩ ngợi, suy nghĩ,. nghiền ngẫm, ngẫm, gẫm, tư duy,. suy, suy xét, suy tư,. xét, xét .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.