TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu sử dụng chế phẩm probiotic (Bacillus subtilis và lactobacillus plantarum) trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn giai đoạn sau cai sữa và nuôi thịt

Thí nghiệm được triển khai tại Trung tâm nghiên cứu Thủy An, thuộc Viện Nghiên cứu phát triển, trường Đại học Nông Lâm Huế. Tổng số 24 lợn lai F1 (Large White x Móng Cái), 35 ngày tuổi, khối lượng trung bình 7,5 kg ± 0,12 được phân bố ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức tương ứng với 4 mức bổ sung chế phẩm khác nhau, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại với 3 ô chuồng (2 con lợn/1 ô chuồng). | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP Tập 1(2) - 2017 ISSN 2588-1256 NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM PROBIOTIC (BACILLUS SUBTILIS VÀ LACTOBACILLUS PLANTARUM) TRONG KHẨU PHẦN THỨC ĂN NUÔI LỢN GIAI ĐOẠN SAU CAI SỮA VÀ NUÔI THỊT Lê Văn An1, Nguyễn Thị Lộc1, Nguyễn Minh Hương1, Nguyễn Thị Thu Trang2 1 2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế; Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Liên hệ email: levanan@ TÓM TẮT Thí nghiệm được triển khai tại Trung tâm nghiên cứu Thủy An, thuộc Viện Nghiên cứu phát triển, trường Đại học Nông Lâm Huế. Tổng số 24 lợn lai F1 (Large White x Móng Cái), 35 ngày tuổi, khối lượng trung bình 7,5 kg ± 0,12 được phân bố ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức tương ứng với 4 mức bổ sung chế phẩm khác nhau, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại với 3 ô chuồng (2 con lợn/1 ô chuồng). Nghiệm thức 1 (ký hiệu CT0): không bổ sung chế phẩm; nghiệm thức 2 (ký hiệu CTBL1): bổ sung mức 1 x 108 CFU/g thức ăn; nghiệm thức 3 (ký hiệu CTBL2): bổ sung mức 2 x 108 CFU/g thức ăn; và nghiệm thức 4 (ký hiệu CTBL3): bổ sung mức 3 x 108 CFU/g thức ăn (CFU: là số đơn vị khuẩn lạc trong 1mL mẫu). Lợn được nuôi ở ba giai đoạn, nhưng chỉ bổ sung chế phẩm ở giai đoạn 7-20 kg và giai đoạn 20 - 50 kg, giai đoạn từ 50 - 80 kg không bổ sung. Kết quả cho thấy mức bổ sung 3 x 108 CFU/g thức ăn có ảnh hưởng tích cực đến lượng ăn vào, tăng trọng bình quân đạt 638,8 g/ngày và chi phí thức ăn giảm được 16% so với lô đối chứng. Từ khóa: Sinh trưởng, probiotic (Bacillus subtilis và Lactobacillus plantarum), lợn. Nhận bài: 30/07/2017 Hoàn thành phản biện: 30/08/2017 Chấp nhận bài: 12/09/2017 1. MỞ ĐẦU Trong giai đoạn lợn con sau cai sữa, cùng một lúc chịu tác động của nhiều thay đổi như chế độ dinh dưỡng do thay đổi thức ăn, tác động sinh lý do thay đổi môi trường sống và tập tính (Fraser và cs., 1998; Nabuurs, 1998). Hậu quả làm giảm sức tiêu thụ thức ăn, giảm chiều cao của lông nhung, tăng độ sâu của hốc niêm mạc ruột, giảm hàm lượng và hoạt tính của các enzyme nội sinh, tăng nhiễm các

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
19    228    0    24-04-2024
20    249    2    24-04-2024
8    172    0    24-04-2024
37    141    0    24-04-2024
10    116    0    24-04-2024
75    137    0    24-04-2024
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.