TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu xác định một số thông số công nghệ để thủy phân và lên men bã đậu nành bởi các chế phẩm Bacillus amyloliquefaciens N1 và Lactobacillus fermentum DC4t2

Trong công trình này, chúng tôi đã nghiên cứu xác định một số thông số công nghệ thích hợp để thủy phân bã đậu nành bởi B. amyloliquefaciens N1 và lên men phế phụ phẩm này bởi L. fermentum DC4t2. Kết quả của công trình làm tiền đề cho nghiên cứu xử lý kết hợp hai chế phẩm vi sinh này nhằm nâng cao giá trị sử dụng của bã đậu nành. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN: 2588-1256 Tập 1(1) - 2017 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ ĐỂ THỦY PHÂN VÀ LÊN MEN BÃ ĐẬU NÀNH BỞI CÁC CHẾ PHẨM Bacillus amyloliquefaciens N1 VÀ Lactobacillus fermentum DC4t2 Đỗ Thị Bích Thủy, Lê Thị Kim Anh Khoa Cơ khí - Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm, Đại Học Huế Liên hệ email: dothibichthuy@ TÓM TẮT Trong công trình này, chúng tôi đã nghiên cứu xác định một số thông số công nghệ thích hợp để thủy phân bã đậu nành bởi B. amyloliquefaciens N1 và lên men phế phụ phẩm này bởi L. fermentum DC4t2. Kết quả của công trình làm tiền đề cho nghiên cứu xử lý kết hợp hai chế phẩm vi sinh này nhằm nâng cao giá trị sử dụng của bã đậu nành. Các thông số công nghệ thích hợp trong việc ứng dụng chế phẩm L. fermentum DC4t2 để lên men bã đậu nành là: Mật độ gieo cấy ban đầu 106 CFU/g, thời gian ủ là 22 giờ, nhiệt độ 43oC. Kết quả nghiên cứu thủy phân bã đậu nành bởi B. amyloliquefacien N1 cho phép xác định được các thông số thích hợp là: mật độ gieo cấy ban đầu: 107 CFU/g và quá trình ủ được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn ủ ở 37oC để vi khuẩn phát triển sinh khối và sinh tổng hợp enzyme ngoại bào với thời gian ủ thích hợp là 24 giờ. Giai đoạn ủ để tạo điều kiện cho enzyme hoạt động thủy phân trong 4 giờ với nhiệt độ thích hợp là 45oC. Từ khóa: amylase, bã đậu nành, B. amyloliquefaciens, L. fermentum, lên men, protease Nhận bài: 23/05/2017 Hoàn thành phản biện: 13/06/2017 Chấp nhận bài: 16/06/2017 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bã đậu nành (BĐN) là phế phụ phẩm của quá trình chế biến đậu nành (Glycine max). Khi sử dụng 1 kg hạt đậu nành khô để sản xuất sữa đậu nành, người ta thu được 1,1 kg đến 1,2 kg BĐN ướt (Khare và cs., 1995). Lượng này được thải ra từ các nhà máy sản xuất đậu phụ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc lần lượt là tấn, tấn và tấn (Li và cs., 2011). Ở nước ta, theo Tổng cục thống kê Việt Nam và Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn, năm 2014, sản lượng hạt đậu nành dự kiến là .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.