TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu khả năng chiết một số kim loại (Cu, Cd, Cr, Pb, Zn) trong bùn thải đô thị bằng axit citric
Nghiên cứu này sử dụng axit citric để chiết một số kim loại nặng (Cu, Cd, Cr, Pb, Zn) ra khỏi bùn thải trong bể nén bùn của trạm xử lý nước thải sinh hoạt Kim Liên, Hà Nội. Kết quả thử nghiệm cho thấy, thời gian tương tác 120 phút, nồng độ axit 0,5M, pH = 0,3 và số lần chiết rút 5 lần là điều kiện tối ưu để tách chiết các kim loại nặng. | TẠP CHÍ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP ISSN: 2588-1256 Tập 1(1) - 2017 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHIẾT MỘT SỐ KIM LOẠI (Cu, Zn, Pb, Cr, Cd) TRONG BÙN THẢI ĐÔ THỊ BẰNG AXIT CITRIC Đặng Thị Hồng Phương1, Nguyễn Mạnh Khải2, Đặng Văn Thành3 Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thành phố Thái Nguyên 2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 3 Trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên 1 Liên hệ email: dangthihongphuong@ TÓM TẮT Nghiên cứu này sử dụng axit citric để chiết một số kim loại nặng (Cu, Cd, Cr, Pb, Zn) ra khỏi bùn thải trong bể nén bùn của trạm xử lý nước thải sinh hoạt Kim Liên, Hà Nội. Kết quả thử nghiệm cho thấy, thời gian tương tác 120 phút, nồng độ axit 0,5M, pH = 0,3 và số lần chiết rút 5 lần là điều kiện tối ưu để tách chiết các kim loại nặng. Hiệu suất loại bỏ các kim loại nặng ra khỏi bùn thải của axit citric theo thứ tự: Zn > Cd > Cu > Pb > Cr. Sau khi chiết rút các kim loại nặng bằng axit citric, bùn thải có hàm lượng chất hữu cơ tăng đáng kể, hàm lượng N, P, K giảm so với ban đầu nhưng vẫn ở ngưỡng giàu so với thang đánh giá trong đất. Bùn thải sau xử lý kim loại nặng có nhiều tiềm năng để sử dụng để làm nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Từ khóa: Axit citric, bùn thải, kim loại nặng, tách chiết Nhận bài: 17/05/2017 Hoàn thành phản biện: 10/06/2017 Chấp nhận bài: 15/06/2017 1. MỞ ĐẦU Trong các loại hình chất thải đô thị, bùn thải đô thị là một loại hình chất thải đặc thù được phát sinh chủ yếu từ các hoạt động xử lý nước thải (XLNT) và nạo vét hệ thống thoát nước đô thị. Theo Quy hoạch thoát nước của thủ đô Hà Nội đến năm 2050, thành phố sẽ hoàn thành xây dựng một loạt các nhà máy XLNT tập trung, đảm bảo 100% dân số trong phạm vi quy hoạch sẽ được phục vụ thu gom và XLNT. Theo đó, lượng bùn thải phát sinh từ các công đoạn XLNT sẽ ngày càng nhiều. Nghiên cứu của Bala Subramanian (2010) chỉ ra rằng, chi phí quản lý và xử lý bùn thải dao động từ 30 - 50% chi phí vận hành của một nhà máy XLNT tiêu biểu. .
đang nạp các trang xem trước