TAILIEUCHUNG - Khai thác sáng chế trong ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh: thực trạng và giải pháp chính sách

Bài báo này sẽ làm rõ và trả lời được ba câu hỏi sau: Ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh và khai thác sáng chế trong ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh là gì? Hoạt động khai thác sáng chế trong ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh hiện nay ra sao? Các giải pháp chính sách mà Nhà nước/Chính phủ cần làm để thúc đẩy hoạt động khai thác sáng chế trong ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh phù hợp với điều kiện của Việt Nam. | JSTPM Tập 5, Số 3, 2016 27 KHAI THÁC SÁNG CHẾ TRONG NGÀNH SẢN XUẤT CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH TS. Nguyễn Hữu Xuyên1 Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ, Bộ KH&CN Tóm tắt: Khai thác sáng chế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh. Tại Việt Nam, hoạt động khai thác sáng chế trong doanh nghiệp thời gian qua còn nhiều hạn chế, các chính sách chưa thực sự thúc đẩy doanh nghiệp ứng dụng và khai thác sáng chế, do đó, ảnh hưởng không nhỏ tới việc tạo ra các sản phẩm mới chất lượng cao, có khả năng xuất khẩu. Bài báo này sẽ làm rõ và trả lời được ba câu hỏi sau: (i) Ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh và khai thác sáng chế trong ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh là gì? (ii) Hoạt động khai thác sáng chế trong ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh hiện nay ra sao? (iii) Các giải pháp chính sách mà Nhà nước/Chính phủ cần làm để thúc đẩy hoạt động khai thác sáng chế trong ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Từ khóa: Khai thác sáng chế; Lợi thế cạnh tranh. Mã số: 16082701 1. Tổng quan về lợi thế cạnh tranh và khai thác sáng chế . Lợi thế cạnh tranh Cạnh tranh là giành lấy thị phần, bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận. Mục đích của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh (M. Porter, 1990). Lợi thế cạnh tranh là vị thế có lợi giúp cho một quốc gia, một địa phương, một ngành, một tổ chức đầu tư có hiệu quả nhất các nguồn lực của mình để tạo ra giá trị gia tăng. Năng lực cạnh tranh là tiềm lực và khả năng giành lấy để tồn tại trong kinh doanh và đạt được những kết quả mong muốn, được thể hiện dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng sản phẩm, cũng như khả năng khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và hình thành thị trường mới. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở ba cấp độ, gồm: Năng lực cạnh tranh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.