TAILIEUCHUNG - Yếu tố phật giáo trong tín ngưỡng Thiên Hậu ở Nam Bộ
Thiên Hậu là một tín ngưỡng dân gian người Hoa, được truyền bá đến Nam Bộ theo bước chân di dân từ vùng Hoa Nam vào cuối thế kỷ 17, không ngừng được củng cố và phát triển theo thời gian. Trong quá trình giao lưu văn hóa, người Hoa Nam Bộ đã tìm thấy ở Thiên Hậu ý nghĩa biểu trưng của văn hóa tộc người mình, đồng thời cũng có thể làm phương tiện kết nối, dung hòa văn hóa với các cộng đồng Việt, Khmer địa phương (so với hình ảnh Quan Đế vốn đã thẩm thấu yếu tố văn hóa người Việt). | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 29, THÁNG 3 NĂM 2018 YẾU TỐ PHẬT GIÁO TRONG TÍN NGƯỠNG THIÊN HẬU Ở NAM BỘ BUDDHIST FACTORS IN THE CULT OF THIEN HAU IN SOUTHERN VIETNAM Nguyễn Ngọc Thơ1 Tóm tắt – Thiên Hậu là một tín ngưỡng dân gian người Hoa, được truyền bá đến Nam Bộ theo bước chân di dân từ vùng Hoa Nam vào cuối thế kỷ 17, không ngừng được củng cố và phát triển theo thời gian. Trong quá trình giao lưu văn hóa, người Hoa Nam Bộ đã tìm thấy ở Thiên Hậu ý nghĩa biểu trưng của văn hóa tộc người mình, đồng thời cũng có thể làm phương tiện kết nối, dung hòa văn hóa với các cộng đồng Việt, Khmer địa phương (so với hình ảnh Quan Đế vốn đã thẩm thấu yếu tố văn hóa người Việt). Bà Thiên Hậu vốn được các hoàng đế Trung Hoa sắc phong, qua đó gắn vào biểu tượng này hệ giá trị Nho giáo chuẩn mực để thông qua đó quản lí và giáo hóa cộng đồng. Thế nhưng tại vùng đất Nam Bộ, biểu tượng Thiên Hậu bước vào quá trình “giải Nho giáo” và “giải tập quyền”, hấp thu sâu sắc triết lí Phật giáo đại chúng để tồn tại và phát triển. Bài viết này áp dụng hai quan điểm trong nghiên cứu thực hành nghi lễ và biến đổi văn hóa như lí thuyết chuẩn hóa biểu tượng và nghi lễ của James Watson (1985) và quan điểm về mối quan hệ giữa đức tin và thực hành nghi lễ của Melissa Brown [1] thông qua các phương pháp quan sát – tham dự (điền dã dân tộc học tại Đông và Tây Nam Bộ, tổng nơi chiếm hơn 80% số cơ sở thờ Thiên Hậu trên cả nước), so sánh văn hóa và phân tích logic để đánh giá, diễn giải dấu ấn Phật giáo trong tín ngưỡng Thiên Hậu, qua đó có thể tìm hiểu quy luật vận động và phát triển của giao lưu văn hóa ở Nam Bộ. Từ khóa: Bản sắc, chuẩn hóa, dung hợp văn hóa, Phật giáo, Thiên Hậu. 天后 Abstract – Thien Hau ( , Tian Hou) is a folk belief of the ethnic Chinese in Vietnam, which was propagated to Southern Vietnam by Chinese immigrants from Southeast China in the late 17th century, constantly strengthened and developed together with the process of development and integration of the ethnic
đang nạp các trang xem trước