TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu ảnh hưởng của dạng đạm đến sinh trưởng, năng suất, hàm lượng diệp lục tố và tinh dầu sả (Cymbopogon citratus) trồng trong điều kiện khô hạn
Nội dung của bài viết phân tích sự khác biệt về tác động giữa 2 dạng đạm urea và sulphat amon (SA) và ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng tinh dầu của cây sả trồng trong khu vực khô hạn thuộc vùng Đông Nam Bộ. | VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA DẠNG ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, HÀM LƯỢNG DIỆP LỤC TỐ VÀ TINH DẦU CÂY SẢ (Cymbopogon citratus) TRỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔ HẠN Nguyễn Trần Khánh Duy, Bùi Minh Trí Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh Email: buiminhtri@ TÓM TẮT Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định sự khác biệt về tác động giữa hai dạng đạm urea và sulphat amon (SA) và ảnh hưởng của chúng đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng tinh dầu của cây sả trồng trong khu vực khô hạn thuộc vùng Đông nam bộ. Giống sả thí nghiệm là giống nằm trong bộ sưu tập của trường Đại học Nông lâm . Kết quả nghiên cứu cho thấy việc bón urea ở liều lượng 90 kg N/ha cho năng suất cao nhất tương đương với 181% so với nghiệm thức đối chứng và bằng 114% so với việc bón SA. Ở liều lượng 90 kg N/ha, cây sả đạt được chiều cao cây cao nhất là 108,3 cm, Chỉ số diệp lục tố đạt được là 24,45, tốc độ tăng trưởng số nhánh đạt 2,05 nhánh/cây/21 ngày. Bón SA tuy không cho năng suất cao, tuy nhiên lại cho hàm lượng tinh dầu cao hơn so với việc bón urea. Ở liều lượng 150 kg N/ha dạng SA cho hàm lượng tinh dầu là 0,29%, cao hơn 32% so với nghiệm thức đối chứng. Từ khóa: Cymbopogon citratus, tinh dầu, urea, sulfate amon. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây sả (Cymbopogon citratus) là cây có tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong công nghệ thực phẩm cũng như y học cổ truyền. Ngoài công dụng làm thực phẩm, chữa bệnh, tinh dầu sả được sử dụng để làm đẹp như dưỡng da, hỗ trợ giảm cân, làm mượt tóc. Đặc biệt, tinh dầu sả chứa rất nhiều citral, một hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh ung thư (Nguyễn Khang và Phạm Văn Hiển, 2001). Sả cũng là loài cây dễ trồng, chịu được hạn, không kén đất, thích nghi rộng với mọi vùng khí hậu. Trồng sả vừa tận dụng được quỹ đất thoái hóa, các vùng đất bỏ hoang, đồng thời tận dụng được nguồn lao động nông nhàn. Tuy nhiên, cây sả hiện nay vẫn chưa được quan tâm ở các khía cạnh canh tác một cách thỏa đáng. Người trồng sả
đang nạp các trang xem trước