TAILIEUCHUNG - Thành phần loài bò sát, ếch nhái ở Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình

Bài viết Thành phần loài bò sát, ếch nhái ở Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình trình bày: Điều tra thành phần loài bò sát, ếch nhái tại Quần thể danh tiếng Tràng An, tỉnh Ninh Bình từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2015,. . | Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường THÀNH PHẦN LOÀI BÒ SÁT, ẾCH NHÁI Ở QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN, TỈNH NINH BÌNH Hoàng Thị Tươi1, Lưu Quang Vinh2 1,2 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Điều tra thành phần loài bò sát, ếch nhái tại Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2015. Kết quả đã ghi nhận được 27 loài bò sát thuộc 12 họ, 2 bộ và 18 loài ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ. Mất sinh cảnh sống và săn bắt là mối đe dọa chính đến khu hệ bò sát và lưỡng cư tại Quần thể danh thắng Tràng An. Trong tổng số loài được ghi nhận có 9 loài bò sát và 2 loài ếch nhái có tên trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP, Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục Đỏ thế giới IUCN (2017) cần được ưu tiên cho bảo tồn bao gồm: Tắc kè Gecko reevesii (Gray, 1831), Rồng đất Physignathus cocincinus (Cuvier, 1829), Rắn sọc xanh Gonyosoma prasinus (Blyth, 1854), Hổ mang chúa Ophiophagus hannah (Cantor, 1836), Rắn cạp nong Bungarus fasciatus (Schneider, 1801), Rắn hổ mang trung quốc Naja atra (Cantor, 1842), Rắn lục sừng Protobothrops cornutus (Smith, 1930), Rùa sa nhân Cuora mouhotii (Gray, 1862), Rùa núi viền Manouria impressa (Günther, 1882), Chàng mẫu sơn Sylvirana maosonensis (Bourret, 1937) và Ếch cây sần bắc bộ Theloderma corticale (Boulenger, 1903). Từ khóa: Bò sát, đa dạng loài, ếch nhái, tình trạng bảo tồn, Tràng An. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày 23/6/2014, tại Thủ đô Doha (Qatar), Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) vào danh mục Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới dựa trên 3 tiêu chí: văn hóa, vẻ đẹp thẩm mỹ và địa chất - địa mạo. Quần thể danh thắng Tràng An có diện tích ha, chủ yếu là hệ sinh thái núi đá vôi, thuộc địa bàn huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan, thị xã Tam Điệp và thành phố Ninh Bình. Bao quanh quần thể là vùng đệm có diện tích ha, chủ yếu là đồng ruộng và làng mạc (UNESCO report 2016). Địa hình và thảm thực vật nơi đây rất thuận

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.