TAILIEUCHUNG - Kết quả ứng dụng thử nghiệm bê tông đầm lăn sử dụng tổ hợp phụ gia (S+T+P) tại hiện trường cho công trình đập Nước Trong
Bài viết phân tích ảnh hưởng của tổ hợp phụ gia siêu dẻo chậm đông kết thế hệ mới (S) + Tro bay (T) + Polyme (P): (S+T+P), đến cường độ nén, khả năng chống thấm, Tmax của bê tông đầm lăn. Ứng dụng kết quả nghiên cứu cho công trình thực tế đập Nước Trong - Quảng Ngãi, qua đó đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và nêu lên các đề xuất, kiến nghị. | BÀI BÁO KHOA HỌC KẾT QUẢ ỨNG DỤNG THỬ NGHIỆM BÊ TÔNG ĐẦM LĂN SỬ DỤNG TỔ HỢP PHỤ GIA (S+T+P) TẠI HIỆN TRƯỜNG CHO CÔNG TRÌNH ĐẬP NƯỚC TRONG Nguyễn Quang Phú1, Nguyễn Quang Bình2 Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng tổ hợp phụ gia Siêu dẻo chậm đông kết thế hệ mới (S) + Tro bay (T) + Polyme (P): (S+T+P) cho bê tông đầm lăn công trình đập Nước Trong đã đạt được cường độ chịu nén ở tuổi 90 ngày từ (29,7 ÷ 32,1) MPa, mác chống thấm W8. Trong khi đó lượng dùng xi măng giảm tới 55 kg/m3 BTĐL, tương ứng với giảm nhiệt độ đoạn nhiệt khoảng 8,2 oC so với BTĐL thiết kế ban đầu của công trình Nước Trong. Việc sử dụng tổ hợp phụ gia (S+T+P) cho BTĐL sẽ cải thiện một số tính chất kỹ thuật của BTĐL dùng cho đập (nâng cao khả năng chống thấm, nâng cao cường độ nén, giảm nhiệt độ đoạn nhiệt) mang lại hiệu quả cao và khả thi trong điều kiện Việt Nam. Từ khóa: Bê tông đầm lăn (BTĐL); Tro bay; Phụ gia siêu dẻo; Cường độ nén. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Trên thế giới, bê tông đầm lăn (BTĐL) được nghiên cứu và ứng dụng từ năm 1960. Tại Việt Nam, việc nghiên cứu BTĐL được bắt đầu vào những năm 1990. Đến nay BTĐL đã được thi công hàng chục đập tại Việt Nam; kết quả đã khẳng định được ưu điểm vượt trội so với các công nghệ thi công khác là thi công nhanh, tiêu tốn ít xi măng (X), áp dụng cơ giới hóa cao, giá thành giảm. Thành tựu về đập BTĐL ở Việt Nam là không thể phủ nhận, nhưng còn một số vấn đề lớn đang tồn tạitrong công trình đập BTĐL là về hiện tượng thấm nước qua thân đập và nứt do nhiệt (Lê Minh và Nguyễn Quang Bình 2009). Vì vậy vấn đề này cần thiết phải được nghiên cứu và đưa ra hướng giải quyết một cách hợp lý nhất. Theo các tài liệu (. Riley and I. Razl, 1974; Nguyễn Quang Bình, 2014), có nhiều biện pháp để cải thiện khả năng chống thấm và giảm nhiệt độ đoạn nhiệt trong BTĐL, trong đó việc nghiên cứu giải pháp vật liệu sử dụng tổ hợp phụ gia cho BTĐL là một trong những biện pháp .
đang nạp các trang xem trước