TAILIEUCHUNG - Chính sách tôn giáo của Việt Nam trong bối cảnh khu vực
Bài viết tập trung phân tích chính sách tôn giáo của Việt Nam trong sự so sánh với Hàn Quốc, một nước có chế độ chính trị khác Việt Nam từ sau Chiến tranh Triều Tiên, nhưng có cấu trúc xã hội, văn hóa và lịch sử tương đồng. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 – 2014 21 NGUYỄN QUANG HƯNG* CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHU VỰC (Qua so sánh với Hàn Quốc) Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích chính sách tôn giáo của Việt Nam trong sự so sánh với Hàn Quốc, một nước có chế độ chính trị khác Việt Nam từ sau Chiến tranh Triều Tiên, nhưng có cấu trúc xã hội, văn hóa và lịch sử tương đồng. So sánh cho thấy khác biệt trong chính sách tôn giáo của Việt Nam và Hàn Quốc chủ yếu do sự khác biệt về thể chế chính trị hai nước. Trong khi Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở lý luận cho chính sách này, thì Hàn Quốc giải quyết vấn đề tôn giáo trên cơ sở nhà nước pháp quyền theo mô hình Phương Tây, nhất là Hoa Kỳ. Tuy trải qua những thăng trầm trong quan hệ Nhà nước - Giáo hội trong giai đoạn 1950-1980, ngay cả hiện tại, xã hội Hàn Quốc vẫn gặp phải một số vấn đề liên quan từ các hiện tượng tôn giáo mới đến sự cố chìm phà Sewol mới đây. Nhưng về căn bản, từ hơn hai thập niên gần đây, Hàn Quốc đã thành công trong việc phát huy vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội. Từ khóa: Việt Nam, Hàn Quốc, chính sách tôn giáo. 1. Dẫn nhập Chính sách tôn giáo của Việt Nam khởi nguồn ngay từ những tuần đầu sau Cách mạng Tháng Tám, từ đó đến nay trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Trong vài chục năm gần đây, hàng trăm công trình nghiên cứu về chính sách tôn giáo của Việt Nam nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, những thành tựu cũng như những bất cập trong ban hành và thực hiện chính sách đó. Tuy nhiên, người ta không khó nhận ra những khoảng trống trong nghiên cứu vấn đề. Thứ nhất, tác động của phong trào cộng * ., Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 22 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2014 sản và công nhân quốc tế đối với chính sách tôn giáo Việt Nam, nhất là giai đoạn trước năm 19901. Thứ hai, xem xét chính sách đó trong bối cảnh quốc tế và khu vực, nhất là những quốc gia có nhiều điểm tương đồng về lịch sử và văn hóa với chúng ta2. Thêm
đang nạp các trang xem trước