TAILIEUCHUNG - Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương ở nước ta

Bài viết Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương ở nước ta trình bày: Khái quát về phân cấp quản lý; thực tiễn và xu hướng phân cấp quản lý,. . | MấY VấN Đề Lý LUậN Và THựC TIễN về PHÂN CấP QUảN Lý CHO CHíNH QUYỀN ĐịA PHƯƠNG ở Nước TA Vũ Thư 1. Khái quát về phân cấp quản lý Ngày nay, đối với các nước đang phát triển, phân cấp quản lý đã trở thành vấn đề mang tính chiến lược, gắn liền với hiệu quả của quản lý nhà nước. Bởi lẽ, xuất phát điểm đặt vấn đề phân cấp quản lý của hầu hết các nước này là từ chế độ tập trung quản lý có từ lâu đời chuyển sang chế độ quản lý mới, dân chủ hơn. Trong phạm vi mỗi quốc gia, để tăng trưởng kinh tế và giải quyết có hiệu quả các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội thì phải tiến hành việc phân cấp quản lý nhằm tăng cường hiệu quả quản lý vĩ mô của Trung ương, đồng thời, tăng cường tính chủ động trong quản lý của chính quyền địa phương trên phạm vi lãnh thổ. Từ đó, sẽ không quá, nếu người ta “đặt cược” việc đánh giá thực chất và thành quả của một cuộc cải cách hành chính vào tính chất và mức độ phân cấp quản lý. * Phân cấp quản lý là vấn đề không mới trong pháp luật Việt Nam, nhưng về mặt lý thuyết, nó vẫn chưa được nghiên cứu sâu sắc, đầy đủ và hệ thống. Đây chắc chắn là đề tài sẽ còn nhiều bàn luận. ở đây, xin chỉ nêu mấy nét về hiện tượng này. Phân cấp quản lý được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Trong một cách tiếp cận, căn cứ vào mục đích phân cấp, người ta phân ra bốn hình thức, đó là: phân cấp chính trị, phân cấp không gian, phân cấp thị trường và phân cấp hành chính. Mỗi hình thức phân cấp có nội hàm riêng, nhưng nằm trong mối quan hệ tương tác(1). Trong số các hình thức phân cấp đó, hình thức đáng chú ý nhất là phân cấp hành chính và đây là hình thức được đề cập trong bài viết. * PGS. TS. Viện Nhà nước và Pháp luật. 52 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2009 Nội dung cơ bản của phân cấp hành chính là sự phân bố các chức năng, quyền hạn và trách nhiệm theo trật tự thứ bậc và chức năng giữa các cơ quan chính quyền Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương. Đây là quan niệm chung về phân cấp quản lý hành chính đã được thừa nhận chung trong .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.