TAILIEUCHUNG - Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 10 năm nhìn lại
Ngày 29/6/2004, Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký lệnh ban hành “Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo”. Sau đó, Chính phủ đã ban hành hai nghị định hướng dẫn thực thi “Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo” là Nghị định 22/2005/NĐ-CP và Nghị định 92/2012/NĐ-CP. Mời các bạn cùng tìm hiểu những thanh tựu và hạn chế của các pháp lệnh này. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 – 2014 118 PHẠM HUY THÔNG* PHÁP LỆNH TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO 10 NĂM NHÌN LẠI Tóm tắt: Ngày 29/6/2004, Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký lệnh ban hành “Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo”. Sau đó, Chính phủ đã ban hành hai nghị định hướng dẫn thực thi “Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo” là Nghị định 22/2005/NĐ-CP và Nghị định 92/2012/NĐ-CP. Qua 10 năm triển khai thực hiện, bên cạnh nhiều mặt ưu điểm, Pháp lệnh cũng bộc lộ một số điểm cần khắc phục liên quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo của nhân dân. Từ khóa: “Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo”, tín ngưỡng, tôn giáo, Việt Nam. 1. Những mặt ưu điểm Việc ra đời Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo (từ đây viết tắt là Pháp lệnh) thể hiện quan điểm đổi mới về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng cũng như sự quan tâm của Nhà nước đối với nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Pháp lệnh là sự cụ thể hóa của các văn kiện của Đảng liên quan đến tôn giáo như Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị ngày 16/10/1990, Chỉ thị 27 ngày 2/7/1998 của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết 25 ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương, Từ năm 1990 đến năm 2003 đã có 13 văn kiện của Đảng được ban hành liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có ba quan điểm nổi bật: Một là, tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Hai là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Ba là, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới1. Đây là những luận điểm mới, biện chứng khác với một số quan niệm trước đây vẫn được coi là kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thể chế đường lối, quan điểm của Đảng, nhiều văn bản pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng của Nhà nước và Chính phủ mau chóng được ban hành. Thời gian ra văn bản mới ngày càng rút ngắn hơn. Nếu trước đây thay đổi * TS., Ủy ban Đoàn kết Công giáo Thành phố Hà Nội. Phạm Huy THông. Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo 119 một văn bản thời gian khá dài, ví dụ từ Sắc lệnh 234/SL (năm 1955) đến Nghị quyết 297/CP (năm 1977) là 22 năm, từ .
đang nạp các trang xem trước