TAILIEUCHUNG - Sự biến đổi văn hóa và tôn giáo của người Raglai ở Việt Nam hiện nay
Bằng tư liệu khảo sát thực tế tại các tỉnh Nam Trung Bộ như Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa,. nội dung bài viết này giới thiệu sự biến đổi văn hóa và tôn giáo của người Raglai hiện nay. Trên cơ sở đó, bài viết đã đưa ra một số thảo luận nhằm phát triển kinh tế xã hội, nhưng vẫn bảo tồn văn hóa và tôn giáo truyền thống người Raglai thời gian tới. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 5 - 2014 70 NGUYỄN THỊ TÂM ANH* HÌNH TƯỢNG CHẰN TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC CÁC NGÔI CHÙA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER Ở NAM BỘ Tóm tắt: Tại Việt Nam, người Khmer chủ yếu sinh sống ở khu vực Nam Bộ. Văn hóa người Khmer ở Nam Bộ kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống, văn hóa Bà La Môn giáo và văn hóa Phật giáo Nam tông. Dấu ấn Bà La Môn giáo mặc dù là tàn dư so với Phật giáo, nhưng vẫn thể hiện khá đậm nét trong nghệ thuật điêu khắc các ngôi chùa, nghệ thuật diễn xướng sân khấu, văn học, thờ cúng, tập tục của người Khmer ở Nam Bộ. Một trong số các hình tượng của văn hóa Bà La Môn giáo trong đời sống văn hóa người Khmer ở Nam Bộ là hình tượng Chằn. Đây là một hình tượng độc đáo và đặc sắc trong nền văn hóa người Khmer ở Nam Bộ mang nhiều ý nghĩa biểu trưng. Trong văn học nghệ thuật, Chằn xuất hiện như biểu tượng của cái xấu ác gây ra đau khổ cho nhiều người. Ngược lại, trong đời sống tôn giáo của người Khmer cũng như trong nghệ thuật điêu khắc chùa Khmer, Chằn xuất hiện như vị thần bảo vệ người dân, bảo vệ chùa. Từ khóa: Hình tượng Chằn, chùa Khmer, Phật giáo Nam tông Khmer, Nam Bộ. 1. Nguồn gốc hình tượng Chằn trong văn hóa người Khmer Hình tượng Chằn (Yeak hay Yak) trong văn hóa người Khmer được thể hiện dưới dạng một người khổng lồ với khuôn mặt rất dữ tợn: mắt lồi, mày xếch, miệng rộng, mũi to, hai răng nanh dài nhọn; thân mặc giáp trụ, đầu đội mũ nhọn, tay cầm gậy, hai chân hơi khuỳnh ra. Có thể gọi hình tượng Chằn là nghệ thuật tôn giáo. Edmund Leach nói: “Hình tượng có chủ đích để cho con người có thể cảm nhận. Hình tượng được tạo ra vì đám đông những người ngưỡng mộ, và nó sẽ được họ cảm nhận một cách hết sức bình thường. Người nghệ sĩ sơ khai làm việc vì đám người chiêm * Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Tâm Anh. Hình tượng Chằn trong nghệ thuật 71 ngưỡng hợp lại từ các thành viên trong cộng đồng của ông ta, cùng thấm nhuần một truyền thống hoang đường huyễn hoặc như chính ông ta và quen thuộc với cùng một môi .
đang nạp các trang xem trước