TAILIEUCHUNG - Tác động của điều kiện địa lý đến tập quán cư trú của người H'mông ở miền núi Nghệ An

Bài viết Tác động của điều kiện địa lý đến tập quán cư trú của người H'mông ở miền núi Nghệ An trình bày: Người H'Mông có nguồn gốc từ Trung Quốc thiên di về phương Nam đến miền núi Nghệ An thì dừng lại. Mặc dù chung sống trên cùng địa bàn đã hàng trăm năm nay nhưng người H’Mông có tập quán cư trú, canh tác và sinh hoạt khác với các dân tộc ít người khác do tác động của điều kiện địa lý,. . | TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ ĐẾN TẬP QUÁN CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI H'MÔNG Ở MIỀN NÚI NGHỆ AN ĐÀO KHANG Đại học Vinh Tóm tắt: Người H'Mông có nguồn gốc từ Trung Quốc thiên di về phương Nam đến miền núi Nghệ An thì dừng lại. Mặc dù chung sống trên cùng địa bàn đã hàng trăm năm nay nhưng người H’Mông có tập quán cư trú, canh tác và sinh hoạt khác với các dân tộc ít người khác do tác động của điều kiện địa lý, cả điều kiện địa lý tự nhiên và điều kiện địa lý kinh tế - xã hội. Bài viết đề cập đến tác động của điều kiện địa lý đến tập quán cư trú của người H'Mông ở miền núi Nghệ An. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ H'Mông, tộc người từ phương Bắc phải biệt xứ, thiên di đến miền núi Nghệ An (MNNA), đến nay đã hàng trăm năm vẫn lưu giữ những tập quán: cư trú, canh tác, sinh hoạt rất đặc trưng. Tập quán cư trú trên đỉnh núi cao và làm nhà trệt bằng gỗ pơmu có chịu ảnh hưởng của điều kiện địa lý? Khoa học địa lý có vai trò gì trong việc góp phần làm rõ nguyên nhân này? Nội dung bài viết hy vọng phần nào làm rõ mối quan hệ giữa điều kiện địa lý và tập quán cư trú của người H’Mông ở MNNA. 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . Một số nét cơ bản về người H’Mông . Người H’Mông trên thế giới Thế kỷ VII trước Công nguyên, một cộng đồng người Trung Hoa cổ đại được gọi là Tam Miêu. Tam xuất xứ từ 3 màu hồng, bạch, thanh của trang phục; Miêu nghĩa là "mầm" được viết bằng bộ "thảo" đặt trên chữ "điền". Người Hán dùng chữ Miêu để chỉ tộc người sống trên đồng bằng với nghề trồng lúa nước [1]. Ở Việt Nam, khi phiên âm chữ Miêu, người xưa đọc thành Mieo, quen gọi thành Mèo. Người Nghệ An phát âm thành Mẹo. Bản thân tộc người này tự nhận mình là H'Mông có nghĩa là "người" [3]. Đến thế kỷ IX, người H’Mông quy tụ đông đúc ở Quý Châu và có mâu thuẫn với triều đình Trung nguyên. Từ thế kỷ IX - XVI, người H'Mông di cư sang miền Tây Nam (Mộ ông vua H'Mông cuối cùng là Trương Tu Mi hiện còn ở thành phố Quý Dương tỉnh Quý Châu). Thế kỷ XV, khi chiếm được Quý Châu, Minh Anh Tông đã ra lệnh hoạn (thiến) hàng ngàn trẻ em Miêu nhằm .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.