TAILIEUCHUNG - Thách thức đối với kinh tế thế giới những tháng cuối năm 2016
Nhận định của hầu hết các tổ chức kinh tế - tài chính đều cho thấy kinh tế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế lớn đầu tàu vẫn đang đối mặt với không ít thách thức, do nhiều nguyên nhân. Bài viết điểm qua những nét chính của tình hình kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2016, dự báo một số thách thức những tháng cuối năm. | KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI KINH TẾ THẾ GIỚI NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM 2016 ThS. HOÀNG THỊ HOA - Đại học Thương mại Những tháng đầu năm 2016, kinh tế thế giới vẫn chưa cho thấy sự khởi sắc thực sự, kéo theo lo ngại về triển vọng ảm đạm những tháng cuối năm và những năm tới. Nhận định của hầu hết các tổ chức kinh tế - tài chính đều cho thấy kinh tế thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế lớn đầu tàu vẫn đang đối mặt với không ít thách thức, do nhiều nguyên nhân. Bài viết điểm qua những nét chính của tình hình kinh tế thế giới những tháng đầu năm 2016, dự báo một số thách thức những tháng cuối năm. • Từ khóa: Kinh tế thế giới, quỹ đầu tư, lạm phát, thất nghiệp, nợ công. Xu thế phục hồi chậm chạp Trong 5 tháng đầu năm 2016, kinh tế thế giới tiếp tục thể hiện xu hướng phục hồi chậm chạp, không đồng đều giữa các khu vực và còn nhiều rủi ro, dễ tổn thương. Chính phủ các nước tiếp tục có những động thái cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. - Khu vực châu Âu: Trong 5 tháng đầu năm 2016, kinh tế khu vực Eurozone tiếp tục phục hồi chậm chạp. GDP quý I/2016 của khu vực tăng 0,5% so với quý IV/2015 và tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong báo cáo tháng 4/2016, IMF đã hạ dự báo kinh tế khu vực ở mức 1,5% và 1,6% năm 2016 và 2017 so với mức dự báo 1,7% cả 2 năm hồi tháng 1/2016 do hậu quả của khủng hoảng, tình trạng già hóa dân số trong khi vẫn phải đối mặt với những thách thức, rất khó giải quyết triệt để như lạm phát, thất nghiệp, khủng hoảng di cư, khủng bố. Đặc biệt, những tháng đầu năm, châu Âu cũng bị giằng xé giữa câu chuyện “đi hay ở” và khủng hoảng nợ công của một số thành viên. Mối lo nước Anh ra khỏi EU vẫn còn hiện hữu, trong khi châu Âu vừa mới phải phê chuẩn khẩn cấp khoản cứu trợ 10,3 tỷ Euro cho Hy Lạp. - Khu vực châu Á: Một số nền kinh tế lớn của châu Á vẫn chưa thoát khỏi khó khăn. Theo Cục Thống kê Trung Quốc, sản lượng công nghiệp tháng 4 của nước này tăng trưởng 6% so với cùng kỳ năm trước (thấp hơn mức 6,8% của tháng 3 .
đang nạp các trang xem trước