TAILIEUCHUNG - Xây dựng tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế xanh cho Việt Nam

Việc điều tra, tính toán các chỉ số đánh giá tăng trưởng kinh tế xanh cần phải lựa chọn theo tiêu chí cũng như quy định, dựa trên các số liệu so sánh quốc tế nhằm đem lại những thông tin rõ ràng cho các nhà hoạch định chính sách. Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài viết. | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ XANH CHO VIỆT NAM TS. TRẦN QUANG PHÚ – Viện Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh cần được thành lập dựa trên sự hiểu biết tốt về các yếu tố quyết định tăng trưởng xanh và nguyên lý “đánh đổi”. Việc điều tra, tính toán các chỉ số đánh giá tăng trưởng kinh tế xanh cần phải lựa chọn theo tiêu chí cũng như quy định, dựa trên các số liệu so sánh quốc tế nhằm đem lại những thông tin rõ ràng cho các nhà hoạch định chính sách. Thực tiễn xây dựng tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế xanh tại Việt Nam Theo hướng dẫn của Hội đồng Phát triển bền vững Liên Hiệp quốc (viết tắt là UNCSD), bộ chỉ tiêu thử nghiệm đầu tiên của Việt Nam được Cục Môi trường tổ chức nghiên cứu và công bố năm 1998, gồm 80 chỉ tiêu về các lĩnh vực sau: lĩnh vực môi trường được quan tâm hơn (44 chỉ tiêu); lĩnh vực kinh tế (3 chỉ tiêu); lĩnh vực xã hội (17 chỉ tiêu); quản lý môi trường (16 chỉ tiêu). Sau đó, thông qua các hoạt động khác nhau, bộ chỉ tiêu được nhiều cơ quan tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện. Gần đây, trong khuôn khổ Dự án VIE/01/021, triển khai tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề tài “Xác định bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam” được tiến hành nhằm xác định một bộ chỉ tiêu phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam và thông lệ quốc tế. Bộ chỉ tiêu mới được xây dựng trên cơ sở các bộ chỉ tiêu đã hình thành trước đó: Bộ chỉ tiêu của UNCDS, Bộ chỉ tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2010, Bộ chỉ tiêu trong Chiến lược toàn diện tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, Bộ chỉ tiêu theo Agenda 21 của Việt Nam và Bộ chỉ tiêu mà Tổng cục Thống kế dự kiến đề xuất. Bộ chỉ tiêu mới bao gồm 55 chỉ tiêu trong 4 lĩnh vực: Kinh tế (14 chỉ tiêu), Xã hội (23 chỉ tiêu), Tài nguyên – Môi trường (13 chỉ tiêu), Thể chế (5 chỉ tiêu), trong đó có một số chỉ tiêu đặc thù riêng của Việt Nam như: chỉ tiêu về cơ cấu các ngành kinh tế quốc dân; tỷ lệ lao động nông .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.