TAILIEUCHUNG - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn
Một trong những nhiệm vụ quan trọng để hoàn thành mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, tiêu chí cơ bản để đánh giá chính là kết quả của quá trình chuyển cơ cấu lao động nông thôn hiện nay. Tuy nhiên, hiện tượng vừa thừa lại vừa thiếu lao động trong nông nghiệp tại nông thôn hiện là một bài toán nan giải với các nhà quản lý. Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài viết. | DIỄN ĐÀN KHOA HỌC ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TƯỜNG MẠNH DŨNG - Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Một trong những nhiệm vụ quan trọng để hoàn thành mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, tiêu chí cơ bản để đánh giá chính là kết quả của quá trình chuyển cơ cấu lao động nông thôn hiện nay. Tuy nhiên, hiện tượng vừa thừa lại vừa thiếu lao động trong nông nghiệp tại nông thôn hiện là một bài toán nan giải với các nhà quản lý. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn: Chậm và yếu Để hiện thực hóa nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng tỷ trọng các ngành nghề phi nông nghiệp dẫn tới sự biến đổi về cơ cấu lực lượng lao động. Tuy nhiên, tỷ trọng lao động tại khu vực nông thôn trong vài năm gần đây chưa có nhiều thay đổi đáng kể: 72% (2010) ; 70,3% (2011); 69,7% (2012); 69,3 (2014) . Tính đến quý II/2015, con số này là 69,7% . Mức giảm không nhiều như trên phản ánh thực tế của nông thôn hiện nay. Về cơ bản, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp – nông thôn tồn tại nhiều hạn chế, thể hiện qua những hiện tượng sau: Thứ nhất, năng suất lao động khu vực nông nghiệp thấp, dẫn đến tăng trưởng việc làm tại nông thôn không cao. Hiện nay, năng suất lao động tại khu vực nông thôn cũng đứng thấp nhất trong các nhóm ngành. Năng suất lao động trong nhóm ngành Công nghiệp – Xây dựng cao gấp 1,34 lần nhóm ngành dịch vụ và gấp 4,63 lần nhóm ngành Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản. Lĩnh vực nông nghiệp mang tính thời vụ và bấp bênh, do đó, tỷ lệ thất nghiệp tạm thời của các lao động tại nông thôn khá cao. Mặt khác, đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp do nhu cầu phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị càng làm cho thời gian nông nhàn tăng lên và sức ép về việc làm càng thêm gay gắt. 70 Thứ hai, lao động nông thôn chưa đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng
đang nạp các trang xem trước