TAILIEUCHUNG - Quá trình vận động của du ký Việt Nam qua các thời kỳ

Trong lịch sử văn học dân tộc, du ký không phát triển liên tục nhưng thường xuất hiện vào những thời điểm quan trọng của lịch sử. Chính sự phát triển đó đã làm nên đặc trưng thể loại và đưa du ký phát triển mạnh vào các giai đoạn sau này. Trải qua các thời kỳ phát triển, du ký Việt Nam đã có sự vận động trên nhiều phương diện khác nhau, trong đó sự hình thành thể loại là một trong các yếu tố cơ bản để xác định vị trí của du ký trong lịch sử văn học dân tộc. | TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (204) 2015 46 QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA DU KÝ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ NGUYỄN HỮU LỄ Trong lịch sử văn học dân tộc, du ký không phát triển liên tục nhưng thường xuất hiện vào những thời điểm quan trọng của lịch sử. Chính sự phát triển đó đã làm nên đặc trưng thể loại và đưa du ký phát triển mạnh vào các giai đoạn sau này. Trải qua các thời kỳ phát triển, du ký Việt Nam đã có sự vận động trên nhiều phương diện khác nhau, trong đó sự hình thành thể loại là một trong các yếu tố cơ bản để xác định vị trí của du ký trong lịch sử văn học dân tộc. 1. DU KÝ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN . Thời kỳ trung đại Từ thế kỷ X-XVII Du ký đã xuất hiện đầu tiên trong văn học thời Lý-Trần, nhưng lúc đó nó không tồn tại như một thể loại độc lập mà phải ẩn danh trong các thể loại khác như thơ, phú nên nhiều người đã định danh là thể tài du ký. Biểu hiện ban đầu của du ký Việt Nam là những cảm xúc của các nhà thơ khi di chuyển với mục đích công vụ hoặc chơi núi, chơi chùa, chơi sông, thăm làng mạc, nó chưa phải là câu chuyện về những cuộc hành trình đến những nơi mới lạ mà chủ thể thực hiện như là một cuộc trải nghiệm. Trong giai đoạn này, thể tài du ký tập trung ở hai dạng thức của “sự du” là du cảnh và du sự. Thơ nói về du ngoạn cảnh vật chủ yếu là chuyện đi chơi cảnh núi, đi Nguyễn Hữu Lễ. Thạc sĩ. Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa-Vũng Tàu. thuyền trên sông và đi viếng thắng tích, chùa chiền. Một số bài thơ điển hình cho đề tài này: Du Phật Tích sơn ngẫu đề (Đi chơi núi Phật Tích ngẫu nhiên đề thơ), Đăng Thiên Kỳ sơn lưu đề (Lên núi Thiên Kỳ đề thơ lưu niệm), Sơn hành (đi chơi núi) của Phạm Sư Mạnh; Du Phật Tích sơn đối giang ngẫu tác (Chơi núi Phật Tích đối diện dòng sông ngẫu nhiên làm thơ), Du Côn Sơn (Chơi núi Côn Sơn), Thanh Hư động ký (Bài ký động Thanh Hư) của Nguyễn Phi Khanh, Xuân nhật du sơn tự (Ngày xuân đi chơi chùa trên núi) của Trần Công Cẩn, Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính (Đêm trăng dạo bước trên đường thông núi Tiên Du) .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.