TAILIEUCHUNG - Đánh giá xói mòn đất bằng mô hình Rusle - Nghiên cứu ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Bài viết Đánh giá xói mòn đất bằng mô hình Rusle - Nghiên cứu ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trình bày: Kết quả cho thấy lượng đất xói mòn dao động từ 0-672,64 tấn/, lượng đất mất trung bình trên toàn lãnh thổ là 11,27 tấn/, bản đồ xói mòn đất được phân thành 5 cấp theo TCVN 5299:2009, trong đó, cấp không xói mòn,. . | ĐÁNH GIÁ XÓI MÒN ĐẤT BẰNG MÔ HÌNH RUSLE NGHIÊN CỨU Ở HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH NGUYỄN TIẾN ĐẠT Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế NGUYỄN THÁM Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Xói mòn đất huyện Quảng Ninh được nghiên cứu trên cơ sở mô hình RUSLE với sự trợ giúp công nghệ GIS. Kết quả cho thấy lượng đất xói mòn dao động từ 0-672,64 tấn/, lượng đất mất trung bình trên toàn lãnh thổ là 11,27 tấn/. Bản đồ xói mòn đất được phân thành 5 cấp theo TCVN 5299:2009, trong đó, cấp không xói mòn (50 tấn/) chiếm 10,32% diện tích đất tự nhiên. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp chống xói mòn, bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xói mòn đất đang là vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu và tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế của nhiều Quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là xói mòn do nước. Xói mòn đất là nguyên nhân chính gây thoái hóa đất. Xói mòn vừa làm mất đất, mất khả năng giữ nước, dần dần mất khả năng canh tác, giảm năng suất cây trồng và gây ô nhiểm môi trường sinh thái. Xói mòn thường xảy ra ở trên vùng đất dốc, lượng mưa lớn và lớp phủ thực vật bị tàn phá. Đánh giá xói mòn đất phục vụ công tác quy hoạch sử dụng, bảo vệ đất, góp phần đảm bảo tính bền vững nguồn tài nguyên đất là việc làm cấp bách và cần thiết. Trước đây xói mòn đất được nghiên cứu bằng thực nghiệm như đóng cọc, bẩy đất, phẩu diện Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ GIS, bài toán xói mòn được giải quyết dể dàng hơn, tiết kiệm thời gian và công sức thông qua các mô hình toán học. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình Revised Universal Soil Loss Equation (Renard et al., 1997). 2. KHÁI QUÁT VÙNG NGHIÊN CỨU Quảng Ninh, một huyện nông nghiệp ở phía Nam tỉnh Quảng Bình, có tọa độ địa lý từ 1704‘7“ đến 17026‘18“ vĩ độ Bắc và từ 106017‘9“ đến 106048‘ kinh độ Đông. Diện tích toàn huyện là ha [4]. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.