TAILIEUCHUNG - Khảo sát hiện trạng các nguồn vốn sinh kế của cộng đồng thủy sản tại vườn quốc gia mũi Cà Mau, tỉnh Cà Mau
Nghiên cứu được tiến hành tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau nhằm phân tích hiện trạng các nguồn vốn sinh kế của các nhóm cộng đồng thủy sản (N=126). Nguồn vốn tự nhiên bao gồm đất rừng và nguồn lợi thủy sản được cộng đồng sử dụng khá hiệu quả. Tuy nhân lực dồi dào và có kinh nghiệm (9,60±4,57 năm) nhưng có 30,3% hộ khai thác hải sản mù chữ. | 68 Nông nghiệp – Thủy sản KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÁC NGUỒN VỐN SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG THỦY SẢN TẠI VƯỜN QUỐC GIA MŨI CÀ MAU, TỈNH CÀ MAU CURRENT STATUS OF LIVELIHOOD CAPITALS OF AQUACULTURE AND FISHERIES COMMUNITIES IN MUI CA MAU NATIONAL PARK, CA MAU PROVINCE Nguyễn Thị Kim Quyên1 Lê Thị Phương Trúc2 Tóm tắt Abstract Nghiên cứu được tiến hành tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau nhằm phân tích hiện trạng các nguồn vốn sinh kế của các nhóm cộng đồng thủy sản (N=126). Nguồn vốn tự nhiên bao gồm đất rừng và nguồn lợi thủy sản được cộng đồng sử dụng khá hiệu quả. Tuy nhân lực dồi dào và có kinh nghiệm (9,60±4,57 năm) nhưng có 30,3% hộ khai thác hải sản mù chữ. Khả năng tiếp cận nguồn vốn rất hạn chế nhất là nhóm nuôi hàu, nuôi nghêu trong khi 66,7% hộ khai thác phải vay nóng cho sản xuất. Các phương tiện vật chất và nhà ở có cải thiện nhưng còn 61,7% có mức độ kiên cố thấp. Nguồn vốn xã hội khá hiệu quả nhưng cơ sở hạ tầng và truyền thông cần được quan tâm hơn. Nhìn chung, cộng đồng nuôi hàu và nuôi tôm có sinh kế khá bền vững (256,6±92,58 và 85,1±38,3 triệu đồng/ hộ/năm), nuôi nghêu mang nhiều rủi ro còn khai thác rất kém bền vững (không có khoản tiết kiệm nào). Mức độ đa dạng sinh kế của cộng đồng thấp với 62,9 – 88,2% thu nhập từ một ngành chính. Các chiến lược sinh kế bền vững được chú trọng bao gồm dạy nghề, đa dạng đối tượng nuôi nhằm tạo đa dạng sinh kế và những hỗ trợ về mặt chính sách và cơ chế quản lý́ . The study is conducted at Mui Ca Mau National Park in order to analyze livelihood resources of aquaculture and fisheries communities (N=126). Natural capitals including mangrove land and natural aquatic resources were used relatively effectively. Human resource was plentiful and experienced ( ± years), but of fishing households was illiterate. Ability to access to capital was limited, especially oyster and clam farming households, while of fishing households had private loans. The facility and housing have improved but levels of .
đang nạp các trang xem trước