TAILIEUCHUNG - Biện pháp sử dụng bài tập tích hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần Phi kim, Hóa học lớp 10 cơ bản

Bài tập tích hợp là một trong những dạng bài tập phát triển năng lực học sinh, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề. Bài báo này giới thiệu một số biện pháp sử dụng bài tập tích hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần Hóa hoc ̣ Phi kim, lớp 10 cơ bản. | BIỆN PHÁP SỬ DỤNG BÀI TẬP TÍCH HỢP NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC PHẦN PHI KIM, HÓA HỌC LỚP 10 CƠ BẢN PHAN ĐỒNG CHÂU THỦY 1 - NGUYỄN THỊ NGÂN 2 1 2 Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh ĐT: 0949 414 241, Email: thuypdc@ Học viên Cao học, trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt: Giải quyết vấn đề (Problem solving) là một năng lực rất cần thiết trong học tập, làm việc và trong mọi tình huống xung quanh cuộc sống của chúng ta. Việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho mỗi cá nhân từ khi còn “ngồi trên ghế nhà trường” là quan trọng. Bài tập tích hợp là một trong những dạng bài tập phát triển năng lực học sinh, đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề. Bài báo này giới thiệu một số biện pháp sử dụng bài tập tích hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học phần Hóa ho ̣c Phi kim, lớp 10 cơ bản. Từ khóa: bài tập tích hợp, dạy học phát triển năng lực, năng lực giải quyết vấn đề 1. MỞ ĐẦU Cuộc sống quanh ta biến động và thay đổi từng ngày. Điều đó đòi hỏi học sinh cần có năng lực giải quyết vấn đề (GQVĐ) trong học tập cũng như trong cuộc sống và nghề nghiệp sau này. Hiện nay, giáo dục nước ta đang “chuyển mình”, đổi mới để có thể tiếp cận với giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới. Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo [1], [2], từ năm 2015 và chính thức sau năm 2018, mục tiêu giáo dục của nước ta là chuyển từ chú trọng cung cấp kiến thức sang chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Việc dạy học không chỉ đơn thuần là trang bị kiến thức mà cần hướng dẫn cho học sinh học cách đáp ứng hiệu quả các đòi hỏi cơ bản liên quan đến môn học và có khả năng vượt ra ngoài phạm vi môn học để chủ động thích ứng với cuộc sống lao động sau này. Học để có năng lực, để “làm” chứ không chỉ đơn thuần là để “hiểu” và “biết”. Do đó, dự thảo đã đưa ra tám năng lực chung cần hình thành và phát triển .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.