TAILIEUCHUNG - Những giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của nhà cổ tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - một số giải pháp bảo tồn và phát triển

Tại huyện Nhơn Trạch, những ngôi nhà cổ có giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử đã được các cấp, các ngành, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá và công nhận. Việc bảo tồn và phát triển nhà cổ có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì thế qua bài báo tác giả trình bày một số giải pháp để bảo tồn và phát triển nhà cổ Nhơn Trạch trong giai đoạn hiện nay. | TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 04 - 2017 ISSN 2354-1482 NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LỊCH SỬ, KIẾN TRÚC CỦA NHÀ CỔ TẠI HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI - MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CN. Đặng Chí Công1 TÓM TẮT Trên dải đất hình chữ S kéo dài từ Bắc chí Nam có nhiều giá trị văn hóa nổi bật gắn liền với đời sống của người Việt, trong đó có những ngôi nhà cổ. Tại huyện Nhơn Trạch, những ngôi nhà cổ có giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử đã được các cấp, các ngành, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá và công nhận. Việc bảo tồn và phát triển nhà cổ có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì thế qua bài báo tác giả trình bày một số giải pháp để bảo tồn và phát triển nhà cổ Nhơn Trạch trong giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Nhà cổ, Nhơn Trạch, văn hóa, kiến trúc, lịch sử, truyền thống 1. Đặt vấn đề Trong tiến trình Nam tiến của dân tộc Việt Nam, vùng đất Nam Bộ đã từng bước thuộc chủ quyền của người Việt. Vào năm 1698, “dân mở đất trước, nhà nước quản lý sau”, nhà Nguyễn cử Chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh tổ chức bộ máy chính quyền địa phương, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long dựng nên dinh Trấn Biên, lập ra phủ Gia Định đồng thời lập ra thôn, phường, ấp. cùng với đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các ngôi nhà truyền thống để có thể ứng phó với nắng mưa, gió, bão. Lịch sử Biên Hòa Đồng Nai đã 300 năm - nơi có lớp cư dân vùng ngũ Quảng vào lập nghiệp, họ mang theo lối kiến trúc nhà roi, nhà rường của miền Trung vào vùng đất Nam Bộ. Vì thế nhà cổ ở huyện Nhơn Trạch thể hiện rõ lối kiến trúc độc đáo vùng miền và giá trị văn hóa địa phương. Tiêu biểu nhất là nhà cổ của ông Phạm Văn Lẹo tại ấp 1, xã Hiệp Phước được xếp hạng là một trong 25 ngôi nhà tiêu biểu của tỉnh Đồng Nai; nhà cổ của Đào Mỹ Trí Nhân tại ấp Phú Mỹ II, xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch cũng mang nét kiến trúc độc đáo nhất vùng với 106 cột, được xây dựng vào năm 1890 (được tính theo tuổi của ông Đào Mỹ Trí Nhân); nhà cổ ông Trần Ngọc Khánh,

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.