TAILIEUCHUNG - Tư tưởng trọng hiền tài thời Lê Sơ (1428-1527) thông qua hệ thống văn bia tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)

Bài viết đề cập đến một khía cạnh trong hệ giá trị của hệ thống bia đá, đó là tư tưởng trọng hiền tài thông qua các tấm bia được dựng vào thời Lê Sơ (1428- 1527). Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, . | TƯ TƯỞNG TRỌNG HIỀN TÀI THỜI LÊ SƠ (1428- 1527) THÔNG QUA HỆ THỐNG VĂN BIA TẠI VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM (HÀ NỘI) ĐỖ TRẦN PHƯƠNG - NGUYỄN THÀNH NAM Tóm tắt:Văn Miếu– Quốc Tử Giám được coi là biểu tượng của văn hiến Việt Nam nói chung và biểu tượng của văn hiến Thăng Long nói riêng. Hiện nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn giữ được 82 tấm bia ghi lại các khoa thi được tổ chức từ năm 1442 đến năm 1779. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến một khía cạnh trong hệ giá trị của hệ thống bia đá, đó là tư tưởng trọng hiền tài thông qua các tấm bia được dựng vào thời Lê Sơ (1428- 1527). Tư tưởng đó được thể hiện trên những bình diện: vai trò của hiền tài đối với quốc gia, cách thức tuyển chọn hiền tài, chế độ đãi ngộ và tôn vinh hiền tài, yêu cầu đối với hiền tài và trách nhiệm của hiền tài đối với quốc gia. Đội ngũ người hiền tài được đào tạo dưới thời Lê sơ đã đưa nhà Lê phát triển tới đỉnh cao về mọi mặt, đạt tới vinh quang trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước thế kỷ XV. 1. Đôi nét về Văn Miếu – Quốc Tử Giám và hệ thống bia đá Văn Miếu – Quốc Tử Giám được coi là biểu tượng của văn hiến Việt Nam nói chung và biểu tượng của văn hiến Thăng Long nói riêng. Việc thành lập Văn Miếu vào năm Canh Tuất, niên hiệu Thần Vũ năm thứ 2 (1070) dưới triều vua Lý Thánh Tông đã được chép trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: “Mùa thu, tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ Phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến học ở đây.”(4;). Sáu năm sau, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ nhất dưới triều vua Lý Nhân Tông, Quốc Tử Giám được thành lập. Sự kiện này, bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục có ghi: “Lập nhà Quốc Tử Giám; tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ vào đó” (5,). Trong lịch sử tồn tại và phát triển của mình, Văn Miếu – Quốc Tử Giám luôn có hai chức năng cơ bản: chức năng tôn giáo và chức năng đào tạo nhân tài. Văn Miếu là nơi tôn vinh Đại Thành Chí Thành Tiên Sư Khổng Tử và các bậc tiên nho. Còn Quốc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.