TAILIEUCHUNG - Đặc tính kháng kháng sinh ở Campylobacter spp. phân lập từ heo, gà và vịt tại tỉnh Đồng Tháp
Kháng sinh đang được sử dụng rất rộng rãi trong chăn nuôi gia súc cũng như gia cầm với nhiều mục đích như kích thích sự tăng trưởng, phòng bệnh, điều trị bệnh. Việc sử dụng kháng sinh rộng rãi và lâu dài dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn. Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 19, SOÁ T1 - 2016 Đặc tính kháng kháng sinh ở Campylobacter spp. phân lập từ heo, gà và vịt tại tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Minh Hoàng Cao Thu Thủy Trần Tịnh Hiền James Ian Campbell Stephen Baker Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford Phan Thị Phượng Trang Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM ( Bài nhận ngày 15 tháng 08 năm 2015, nhận đăng ngày 28 tháng 03 năm 2016) TÓM TẮT Để tìm hiểu nguyên nhân gây kháng kháng sinh ở Campylobacter spp. chúng tôi tiến hành khảo sát 75 chủng vi khuẩn được phân lập từ phân heo, gà và vịt ở Đồng Tháp. Kết quả cho thấy có 89,3 % chủng có đột biến điểm trên gene mã hóa DNA gyrase (gyrA) là C257T và T227G, có 32 % chủng có đột biến gene mã hóa bơm đẩy thuốc CmeABC (cmeR) của hệ thống bơm đẩy thuốc. Trong đó có 29,3 % chủng Campylobacter spp. có mang đột biến trên cả 2 gene gyrA và cmeR biểu hiện kháng fluoroquinolone (FQ). Kết quả nghiên cứu còn cho thấy toàn bộ đột biến T227G trên gene gyrA chỉ xuất hiện trên chủng Campylobacter coli được phân lập từ các mẫu heo, gà và vịt mà không xuất hiện trên Campylobacter jejuni, đây là kiểu đột biến mới phát hiện ở Việt Nam. Ngoài khả năng kháng FQ của các chủng Campylobacter spp. phân lập còn có khả năng kháng erythromycine (Ery), cả 10 chủng kháng Ery với MIC > 128 đều có đột biến ở vị trí A2075G trên vùng gene 23S-rRNA, trong đó có 1 chủng mang cả 2 đột biến ở vị trí A2075G và A2074C và 2 chủng mang cả 2 đột biến ở vị trí A2075G và A2076C. Kiểu đột biến trên cả 3 chủng C. coli này ở tỉnh Đồng Tháp có kiểu đột biến kháng Ery mới chưa từng xuất hiện ở nơi khác. Từ khóa: Campylobacter, kháng kháng sinh, fluoroquinolone, erythromycine, đột biến, tỉnh Đồng Tháp MỞ ĐẦU Kháng sinh đang được sử dụng rất rộng rãi trong chăn nuôi gia súc cũng như gia cầm với nhiều mục đích như kích thích sự tăng trưởng, phòng bệnh, điều trị bệnh [3, 12]. Việc sử dụng kháng sinh rộng rãi và lâu dài dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn [5, .
đang nạp các trang xem trước