TAILIEUCHUNG - Tình trạng nghiêng, lún của các công trình dân dụng tại Hà Nội và một số kiến nghị về biện pháp phòng ngừa
Bài viết Tình trạng nghiêng, lún của các công trình dân dụng tại Hà Nội và một số kiến nghị về biện pháp phòng ngừa trình bày: Khái quát hiện tượng công trình nhà ở đô thị bị lún và lún lệch dẫn đến các sự cố nứt kết cấu, nghiêng và sập đổ trong những năm gần đây. Đồng thời, bài báo đã phân tích nguyên nhân của sự cố và đưa ra một số biện pháp phòng chống,. . | THI CÔNG XÂY LẮP - KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG TÌNH TRẠNG NGHIÊNG, LÚN CỦA CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG TẠI HÀ NỘI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TS. PHẠM QUYẾT THẮNG, TS. NGUYỄN GIANG NAM ThS. NGUYỄN NGỌC THUYẾT, TS. TRỊNH VIỆT CƯỜNG Viện KHCN Xây dựng Tóm tắt: Bài báo này trình bày khái quát hiện tượng công trình nhà ở đô thị bị lún và lún lệch dẫn đến các sự cố nứt kết cấu, nghiêng và sập đổ trong những năm gần đây. Đồng thời, bài báo đã phân tích nguyên nhân của sự cố và đưa ra một số biện pháp phòng chống. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các đô thị, đặc biệt là ở các thành phố lớn, việc đầu tư xây dựng các công trình dân dụng phát triển khá nhanh. Tuy nhiên, nhiều sự cố đã xảy ra do nhà bị lún, lún lệch dẫn đến công trình bị nghiêng hoặc sập đổ làm ảnh hưởng lớn đến an toàn công trình và các công trình lân cận, gây thiệt hại về tài sản và gây bức xúc trong xã hội. Các công trình này bao gồm cả nhà xây mới, hiện hữu và cải tạo. Để có cái nhìn rõ hơn về những nguyên nhân gây ra sự cố và có biện pháp khắc phục nhằm giảm thiểu nguy hiểm đối với cộng đồng, nhóm tác giả thuộc Viện KHCN Xây dựng dựa trên những số liệu quan trắc, tài liệu hiện có, các đề tài đã được nghiên cứu trong nhiều năm, tổng kết đúc rút ra các kinh nghiệm về sự cố và những dấu hiệu nhận biết mức độ nguy hiểm. 1. Giới thiệu chung về tình trạng nghiêng, lún của các công trình dân dụng tại Hà Nội Sự cố công trình có nguyên nhân lún xảy ra thường xuyên ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Các số liệu thống kê tại Hà Nội, địa phương có các nghiên cứu, tổng kết đầy đủ và hệ thống nhất về sự cố nền móng, từ trước tới nay cho thấy: - Hàng trăm nhà ở với quy mô từ 2 đến 6 tầng có tổng độ lún vượt quá cho phép từ 2-5 lần, tương đương độ lún từ 15-40 cm [2]; cá biệt có một số công trình có độ lún hàng mét như B2 Ngọc Khánh, E6 và E7 Quỳnh Mai, B7, C1 Thành Công; - Các công trình bị nghiêng lún đều sử dụng móng nông đặt trên nền .
đang nạp các trang xem trước