TAILIEUCHUNG - Mẫu gốc “Mẹ” trong tiểu thuyết của Chinghiz Aitmatov
Sử dụng một cách có hệ thống những huyền thoại, truyền thuyết dân gian không chỉ là một hướng đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại, mà còn là hành trình tìm về cội nguồn văn hóa. Ý nghĩa kép ấy, cùng lúc, tạo nên phong cách độc đáo cho văn chương Aitmatov và sức hấp dẫn kỳ lạ đối với bạn đọc. | MẪU GỐC “MẸ” TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHINGHIZ AITMATOV NGUYỄN THỊ TUYẾT Trường Đại học An Giang Tóm tắt: Từ lý thuyết về mẫu gốc của Jung, chúng tôi chỉ ra, mẫu gốc Mẹ trong tác phẩm của Aitmatov vô cùng phong phú, đa dạng và mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, vừa là Mẹ thủy tổ vừa là hiện thân của thiên tính Nữ vĩnh hằng, kết tinh tâm hồn và tính cách dân tộc. Sử dụng một cách có hệ thống những huyền thoại, truyền thuyết dân gian không chỉ là một hướng đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại, mà còn là hành trình tìm về cội nguồn văn hóa. Ý nghĩa kép ấy, cùng lúc, tạo nên phong cách độc đáo cho văn chương Aitmatov và sức hấp dẫn kỳ lạ đối với bạn đọc. Từ khóa: Mẫu gốc, Mẫu gốc mẹ, Chinghiz Aitmatov, Carl Gustav Jung 1. MỞ ĐẦU Chinghiz Aitmatov (1928 - 2008), một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thế kỷ XX, tác giả mà các tác phẩm đã đi vào kho báu của văn học Xô Viết. Tác phẩm của ông, hầu hết, được viết bằng cả hai thứ tiếng: tiếng mẹ đẻ (Kirghizi) và tiếng Nga, nên rất phổ biến. Độc giả Việt Nam, từ lâu, đã quen thuộc với hàng loạt tác phẩm như Jamilya (1958),Vĩnh biệt Gunxarư (1966), Con tàu trắng (1970), Con chó khoang chạy ven bờ biển (1977), Và một ngày dài hơn thế kỷ (1980), Đoạn đầu đài (1986), Cánh đồng Mẹ (1990), Văn chương của Aitmatov có sức hấp dẫn kỳ lạ, nhanh chóng chinh phục nhiều thế hệ bạn đọc trên thế giới, trước hết, là ở sự phát tiết của các yếu tố văn hóa dân gian, lấp lánh trí tuệ nhân dân và là kho báu vô tận về đời sống tâm hồn con người; trong đó, những truyền thuyết, huyền thoại về người Mẹ gắn với những ý niệm thiêng liêng và phẩm tính vĩnh hằng như một bản nguyên vĩnh cửu của cội nguồn văn hóa dân tộc. 2. MẪU GỐC VÀ MẪU GỐC MẸ Khi “vẽ bản đồ tâm hồn con người” trong công trình Tâm lý học vô thức (1912), nhà tâm lý học lừng danh người Thụy Sỹ, Carl Gustav Jung (1875 - 1961), đã vén mở những giới hạn trong khoa học nghiên cứu vô thức, đặc biệt là sự xác lập các thuật ngữ: mẫu gốc (archetype), vô thức tập thể; cho đến nay, những thuật ngữ này .
đang nạp các trang xem trước