TAILIEUCHUNG - Ảnh hưởng của cỏ voi (Pennisetum purpureum), xuyến chi (Bidens pilosa), zuri (Brachiaria ruziziensis), keo dậu (leucaeana leucocephala) trong khẩu phần đến thức ăn thu nhận, năng suất và chất lượng sữa dê Saanen

Nghiên cứu được tiến hành tại trại chăn nuôi dê của Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhằm đánh giá ảnh hưởng của cỏ voi (Pennisetum purpureum), xuyến chi (Bidens pilosa), ruzi (Brachiaria ruziziensis), keo dậu (Leucaeana leucocephala) trong khẩu phần đến thức ăn thu nhận, năng suất và thành phần hoá học của sữa dê Saanen. Thí nghiệm được thiết kế theo mô hình ô vuông la tinh 4 x 4 gồm có 4 con dê Saanen (chu kỳ tiết sữa thứ 4), 4 loại cây thức ăn và 4 giai đoạn. | Vietnam J. Agri. Sci. 2018, Vol. 16, No. 5: 433-438 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2018, 16(5): 433-438 ẢNH HƯỞNG CỦA CỎ VOI (Pennisetum Purpureum), XUYẾN CHI (Bidens Pilosa), ZURI (Brachiaria Ruziziensis), KEO DẬU (Leucaeana Leucocephala) TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN THỨC ĂN THU NHẬN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SỮA DÊ SAANEN Hà Xuân Bộ*, Nguyễn Thị Vinh, Đỗ Đức Lực Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam * Email: hxbo@ Ngày gửi bài: Ngày chấp nhận: TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành tại trại chăn nuôi dê của Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhằm đánh giá ảnh hưởng của cỏ voi (Pennisetum purpureum), xuyến chi (Bidens pilosa), ruzi (Brachiaria ruziziensis), keo dậu (Leucaeana leucocephala) trong khẩu phần đến thức ăn thu nhận, năng suất và thành phần hoá học của sữa dê Saanen. Thí nghiệm được thiết kế theo mô hình ô vuông la tinh 4 x 4 gồm có 4 con dê Saanen (chu kỳ tiết sữa thứ 4), 4 loại cây thức ăn và 4 giai đoạn. Kết quả cho thấy, lượng vật chất khô, protein thô, lipit và khoáng tổng số thu nhận có sự khác biệt rõ rệt giữa các loại cây thức ăn. Năng suất sữa/tuần và năng suất sữa/ngày của dê Saanen đạt cao nhất ở khẩu phần ăn keo dậu (16,13 và 2,31 lít) và thấp nhất ở khẩu phần ăn cỏ voi (7,28 và 1,04 lít). Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn cho sản xuất sữa có xu hướng ngược lại, thấp nhất ở khẩu phần ăn keo dậu (2,62 kg) và cao nhất ở khẩu phần ăn cỏ voi (7,42 kg). Vật chất khô, tỷ lệ mỡ sữa, tỷ lệ chất rắn không mỡ, protein, mật độ và điểm đông băng không có sự khác biệt giữa các loại cây thức ăn (P > 0,05). Việc sử dụng keo dậu trong khẩu phần làm tăng lượng chất dinh dưỡng thu nhận, đồng thời cải thiện được năng suất sữa và làm giảm tiêu tốn thức ăn cho sản xuất sữa và không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về thành phần hoá học của sữa dê Saanen. Từ khóa: Cỏ voi, dê Saanen, keo dậu, ruzi, sữa dê, xuyến chi. Effect of Pennisetum Purpureum, Bidens Pilosa, Brachiaria Ruziziensis and Leucaeana .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.