TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu định lượng cacbon trong rừng ngập mặn trồng hỗn giao hai loài tại xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Bài viết này tập trung nghiên cứu định lượng cacbon trong rừng ngập mặn trồng hỗn giao hai loài trang (Kandelia obovata) và bần chua (Sonneratia caseolaris) 13 tuổi, 11 tuổi và 10 tuổi ở xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. | CHI SINH HOC 2015, 37(1): Nghiên cứu TAP ñịnh lượng cacbon trong rừng ngập39-45 mặn DOI: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CACBON TRONG RỪNG NGẬP MẶN TRỒNG HỖN GIAO HAI LOÀI TẠI XÃ NAM PHÚ, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH Nguyễn Thị Hồng Hạnh Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, honghanhsp@ TÓM TẮT: Để ñánh giá hiệu quả tích lũy cacbon của rừng ngập mặn trồng hỗn giao, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến ñổi khí hậu, ñồng thời cung cấp cơ sở khoa học và thông tin trong việc ñàm phán quốc tế về các chương trình thực hiện cắt giảm khí nhà kính như REDD và REDD+, từ tháng 6 năm 2013 ñến tháng 12 năm 2014, chúng tôi ñã nghiên cứu ñịnh lượng cacbon trong rừng ngập mặn trồng hỗn giao hai loài trang (Kandelia obovata) và bần chua (Sonneratia caseolaris) 13 tuổi, 11 tuổi và 10 tuổi ở xã Nam Phú, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Kết quả cho thấy, hàm lượng cacbon tích lũy ñạt giá trị cao nhất ở rừng 13 tuổi (42,28 tấn/ha; tương ứng với lượng CO2 hấp thụ là 155,17 tấn/ha), sau ñến rừng 10 tuổi (22,36 tấn/ha; tương ứng với lượng CO2 hấp thụ là 82,06 tấn/ha), thấp nhất là rừng 11 tuổi (17,04 tấn/ha; tương ứng với lượng CO2 hấp thụ là 62,53 tấn/ha). Hàm lượng cacbon tích lũy trong rừng phụ thuộc vào loài cây, ñộ tuổi và mật ñộ cây trồng. Hàm lượng cacbon tích lũy trong sinh khối của quần thể trang (K. obovata) cao hơn so với quần thể bần chua (Sonneratia caseolaris), ñiều này cho thấy hiệu quả của trồng trang (K. obovata) trong việc tích lũy cacbon. Từ khóa: Khí nhà kính, REDD; REDD+, rừng ngập mặn, tích lũy cacbon,. MỞ ĐẦU Nằm giữa biển và ñất liền, rừng ngập mặn là một hệ sinh thái ñặc biệt, ñặc trưng ở vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, rừng ngập mặn còn ñóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, ñiều hòa khí hậu, chống gió bão, hạn chế xói lở, xâm nhập mặn, giữ phù sa, tạo ñiều kiện cho ñất liền lấn ra biển [3]. Ngoài ra, rừng ngập mặn còn có khả năng tích lũy cacbon trong .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.