TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu khả năng ức chế nấm gây bệnh trên cây đậu tương của vật liệu nano Ag/bentonite
Trong nghiên cứu này, vật liệu nano bạc/Bentonite (Ag/CTS/Bentonite) được tổng hợp thành công bằng phương pháp khử Ag+ trong dung dịch nitrat bạc (AgNO3) bằng borohydrid natri (NaBH4). Chitosan (CTS) được sử dụng làm chất phân tán, chất ổn định và kết dính các hạt nano bạc lên vật liệu bentonite. Hình dạng và kích thước của các hạt nano bạc được đo trên kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), kết quả thu được cho thấy các hạt nano bạc có dạng hình cầu và phân bố kích thước hạt trong khoảng rộng 5-90 nm. | Tạp chí Công nghệ Sinh học 15(2): 349-357, 2017 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨC CHẾ NẤM GÂY BỆNH TRÊN CÂY ĐẬU TƯƠNG CỦA VẬT LIỆU NANO Ag/BENTONITE Nguyễn Hoài Châu1, Nguyễn Thị Thúy1, Đào Trọng Hiền1, *, Hoàng Thị Mai1, Nguyễn Văn Quang1, Phạm Hoàng Long1, Nguyễn Thị Bích Ngọc2, Trần Thị Phương Thêu1 1 2 Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Viện Bảo vệ thực vật, Từ Liêm, Hà Nội * Người chịu trách nhiệm liên lạc. E-mail: tronghienvh@ Ngày nhận bài: Ngày nhận đăng: TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, vật liệu nano bạc/Bentonite (Ag/CTS/Bentonite) được tổng hợp thành công bằng phương pháp khử Ag+ trong dung dịch nitrat bạc (AgNO3) bằng borohydrid natri (NaBH4). Chitosan (CTS) được sử dụng làm chất phân tán, chất ổn định và kết dính các hạt nano bạc lên vật liệu bentonite. Hình dạng và kích thước của các hạt nano bạc được đo trên kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), kết quả thu được cho thấy các hạt nano bạc có dạng hình cầu và phân bố kích thước hạt trong khoảng rộng 5-90 nm. Trong khi đó, thành phần bạc trên bentonite được xác định bằng phương pháp phổ huỳnh quang tia X (XRF). Khả năng ức chế nấm gây bệnh trên cây đậu tương của vật liệu nano Ag/CTS/Bentonite được xác định trên hai đối tượng nấm là Fusarium oxysporum (F. oxysporum) và Rhizoctonia solani (R. solani) do Viện Bảo vệ Thực vật phân lập từ cây đậu tương nhiễm bệnh lở cổ rễ, bệnh thối rễ ở tỉnh Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy vật liệu nano Ag/CTS/Bentonite có khả năng ức chế hai loài nấm này trên cây đậu tương. Hiệu quả ức chế nấm F. oxysporum của vật liệu nano Ag/CTS/Bentonite khi nồng độ bạc là 400 ppm đạt 66,70%, cũng nồng độ bạc này vật liệu nano Ag/CTS/Bentonite có khả năng ức chế nấm R. solani cao nhất đạt 92,82% sau 2 ngày nuôi cấy. Với hoạt tính kháng nấm cao, vật liệu nano Ag/CTS/Bentonite có thể được sử dụng trong thành phần vỏ bọc hạt giống nhằm kiểm soát nấm gây bệnh trên cây trồng. Từ khóa: Đậu tương, Fusarium oxysporum, hoạt tính kháng
đang nạp các trang xem trước