TAILIEUCHUNG - Ảnh hưởng của quai đê tới đặc điểm lý hóa học của đất tại vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn tỉnh Ninh Bình và vùng phụ cận

Từ sự sinh trưởng của rừng ngập mặn lại tác động trở lại quá trình bồi tụ đất, các đặc tính lý hóa học của đất. Để tăng cường hiệu quả trồng rừng Trang cần phải đánh giá được sự thích hợp của nó với các dạng lập địa cũng như đánh giá được sự ảnh hưởng của việc quai đê tới lập địa của đất. Kết quả nghiên cứu góp phần làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng ngập mặn và quá trình quai đê biển. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ẢNH HƢỞNG CỦA QUAI ĐÊ TỚI ĐẶC ĐIỂM LÝ HÓA HỌC CỦA ĐẤT TẠI VÙNG BÃI BỒI VEN BIỂN KIM SƠN TỈNH NINH BÌNH VÀ VÙNG PHỤ CẬN NGUYỄN VĂN MINH Trường Đại học Hoa Lư NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Quá trình lập địa của đất vùng bãi bồi ven biển bị chi phối bởi các yếu tố khí hậu, địa hình, đất, thực vật và thời gian quai đê biển; giữa chúng có quan hệ mật thiết với nhau. Đánh giá sự phù hợp của dạng lập địa đối với sinh trƣởng của rừng ngập mặn có vai trò quan trọng cho ngành Lâm nghiệp để xác định loại cây trồng phù hợp. Kim Sơn là huyện nằm phía Đông Nam tỉnh Ninh Bình, đƣợc bồi tụ phù sa của hai con sông lớn là Sông Càn và Sông Đáy với 15,5 km bờ biển và khoảng 1233,92 ha đất ngập mặn chiếm 5,7% diện tích đất toàn huyện, trong đó có 573,5 ha rừng trồng ngập mặn do đặc điểm địa hình của Kim Sơn từ năm 1985 đến 2009 đã tiến hành hai lần quai đê lấn biển, quá trình quai đê ở Kim Sơn đã làm giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển do lấy đất để đắp đê từ năm 2005-2009 diện tích rừng bị mất do lấy đất làm đê là 98,76 ha [3]. Vùng phụ cận Nga Tân, Nga Sơn Thanh Hóa cũng đƣợc bồi tụ bởi sông Càn và cũng trải qua ba lần quai đê lấn biển gồm các đê Ngự Hàm 1, Ngự Hàm 2, Ngự hàm 3 lần quai đê Ngự Hàm 3 hoàn thành năm 1978. Lập địa của đất ở vùng bãi bồi ven biển chịu ảnh hƣởng lớn từ quá trình quai đê biển nếu quai đê biển sớm không theo chu kỳ phát triển của rừng sẽ tác động trực tiếp tới sinh trƣởng của rừng cả ở trong và ngoài đê biển, gây khó khăn cho công tác phục hồi, trồng rừng ngập mặn. Từ sự sinh trƣởng của rừng ngập mặn lại tác động trở lại quá trình bồi tụ đất, các đặc tính lý hóa học của đất. Để tăng cƣờng hiệu quả trồng rừng Trang cần phải đánh giá đƣợc sự thích hợp của nó với các dạng lập địa cũng nhƣ đánh giá đƣợc sự ảnh hƣởng của việc quai đê tới lập địa của đất. Kết quả nghiên cứu góp phần làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng ngập mặn và .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.