TAILIEUCHUNG - Giải bài tập Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ SGK Hóa học 12
Với mong muốn giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm tài liệu hoàn thành các bài tập trang 118,119 SGK. mời các em cùng tham khảo tài liệu giải bài tập Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ nội dung tài liệu được tổng hợp và trình bày rõ ràng gồm 2 phần: tóm tắt lý thuyết bài học và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em thuận tiện hơn trong việc tổng ôn lại kiến thức bài học và nâng cao kỹ năng giải bài tập. | Nhằm giúp các em học sinh dễ dàng tiếp cận với nội dung của tài liệu Giải bài tập Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ SGK Hóa 12, các em có thể xem qua đoạn trích dưới đây. Ngoài ra, để nâng cao kỹ năng giải bài tập, mời các em cùng tham khảo thêm các dạng Bài tập về Kim loại kiềm - Kiềm thổ - Nhôm. Hoặc để chuẩn bị tốt và đạt được kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, các em có thể tham gia khóa học online Luyện thi toàn diện THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2017 trên website HỌC247. A. Tóm tắt lý thuyết kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ Hóa học 12 1. Kim loại kiềm thổ – Thuộc nhóm IIA, đứng sau nguyên tố kim loại kiềm trong mỗi chu kì. – Tính chất vật lí: tương đối mềm, nhiệt độ nóng chảy thấp. – Có 2e lớp ngoài cùng (ns2). – Tính chất hóa học: có tính khử mạnh (tác dụng với phi kim, dung dịch axit, nước): M → M2+ + 2e 2. Một số hợp chất của Ca – Ca(OH)2: là một baz ơ mạnh, dung dịch Ca(OH)2 có tính chất chung của một baz ơ tan; được dùng trong xây dựng, trồng trọt và sản xuất clorua vôi. – CaCO3: bị nhiệt phân hủy; bị hòa tan bởi CO2 trong nước ở nhiệt độ thương; được dùng nhiều trong ngành công nghiệp, xây dựng, thực phẩm, – CaSO4: tùy theo lượng nước kết tinh trong muối, có ba loại. + (thạch cao sống): bền ở nhiệt độ thường; được dùng để sản xuất xi măng. + hoặc (thạch cao nung); được dùng để đúc tượng, trang trí nội thất, + CaSO4 (thạch cao khan): không tan và không tác dụng với nước. 3. Nước cứng – Là nước có chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+. – Nước cứng được chia làm 3 loại. + Tính cứng tạm thời: do các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 gây ra. + Tính cứng vĩnh cửu: do các muối CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4 gây ra. + Tính cứng toàn phần: gồm cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu. – Tác hại của nước cứng: gây nhiều trở ngại cho đời sống hang ngày, cho nhiều ngành sản xuất. – Phương pháp làm mềm nước cứng: loại bỏ các ion Ca2+ , Mg2+ bằng .
đang nạp các trang xem trước