TAILIEUCHUNG - Sinh khối rễ nhỏ và tiềm năng dịch chuyển carbon vào đất của rừng trồng keo tai tượng (Acacia mangium) tại xã Tân Thái, Đại Từ, Thái Nguyên

Mục tiêu của nghiên cứu này là: 1) Đánh giá được một số đặc điểm cấu trúc của rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; 2) Xác định được sinh khối rễ nhỏ của rừng trồng Keo tai tượng ở khu vực nghiên cứu; 3) Đánh giá được tiềm năng dịch chuyển carbon vào đất bởi rễ nhỏ của rừng trồng Keo tai tượng ở khu vực nghiên cứu. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 SINH KHỐI RỄ NHỎ VÀ TIỀM NĂNG DỊCH CHUYỂN CARBON VÀO ĐẤT CỦA RỪNG TRỒNG KEO TAI TƢỢNG (Acacia mangium) TẠI XÃ TÂN THÁI, ĐẠI TỪ, THÁI NGUYÊN ĐỖ HOÀNG CHUNG Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên NGUYỄN THỊ THANH NHÀN Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên Rễ nhỏ là một nguồn quan trọng, lƣu giữ carbon và các chất dinh dƣỡng trong hệ sinh thái trên cạn. Thực vật phụ thuộc vào rễ nhỏ (đƣờng kính < 2 mm) để hấp thu nƣớc và khoáng chất. Rễ nhỏ liên tục đƣợc tạo mới, thƣờng bị chết và bị thay thế hàng năm. Năng suất của rễ nhỏ thƣờng lớn hơn phần năng suất trên mặt đất, mặc dù trên thực tế sinh khối của rễ nhỏ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng sinh khối rừng [3]. Trong rừng, lƣợng carbon và dinh dƣỡng trở lại đất thông qua rễ nhỏ có thể bằng hoặc lớn hơn so với từ vật rơi rụng [5, 6]. Trên quy mô toàn cầu, ƣớc tính 33% của năng suất sơ cấp thuần hàng năm đƣợc sử dụng để tạo ra rễ nhỏ [4]. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam có rất ít thông tin định lƣợng về đóng góp của rễ nhỏ đối với chu trình carbon và dinh dƣỡng của đất rừng. Có thể kể đến nghiên cứu của Čermák, Z. (2012) và Đỗ Hoàng Chung & cs. (2013) [1, 2]. Định lƣợng rễ nhỏ rất cần thiết để đánh giá vai trò của chúng nhƣ là bể chứa carbon và nguyên liệu đầu vào cho chu trình carbon và dinh dƣỡng đất. Mục tiêu của nghiên cứu này là: 1) Đánh giá đƣợc một số đặc điểm cấu trúc của rừng trồng Keo tai tƣợng (Acacia mangium) tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; 2) Xác định đƣợc sinh khối rễ nhỏ của rừng trồng Keo tai tƣợng ở khu vực nghiên cứu; 3) Đánh giá đƣợc tiềm năng dịch chuyển carbon vào đất bởi rễ nhỏ của rừng trồng Keo tai tƣợng ở khu vực nghiên cứu. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu này có 9 ô tiêu chuẩn đã đƣợc lập, ở mỗi cấp tuổi rừng trồng Keo tai tƣợng Acacia mangium (3, 5, 7 năm tuổi) lập 3 ô tiêu chuẩn (OTC) đại diện, diện tích mỗi ô 1000 m2. 1. Đánh giá cấu trúc tầng cây gỗ Đƣờng kính (ở độ cao 1,3

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.