TAILIEUCHUNG - Đa dạng nguồn tài nguyên cây làm thuốc ở huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang

Việc nghiên cứu đa dạng về thành phần loài cây làm thuốc ở huyện Giồng Riềng là rất cần thiết, góp phần trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương - một huyện thuần nông còn nghèo, với hơn 15% là người dân tộc Khmer. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY LÀM THUỐC Ở HUYỆN GIỒNG RIỀNG, TỈNH KIÊN GIANG TRẦN ĐỨC TOÀN Trường THPT Long Thạnh, Giồng Riềng, Kiên Giang ĐẶNG MINH QUÂN Trường Đại học Cần Thơ Huyện Giồng Riềng nằm ở vùng phía Tây sông Hậu thuộc tỉnh Kiên Giang, có địa hình bằng phẳng, nhiều sông rạch, đất đai màu mỡ nên có điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự phát triển của hệ thực vật, trong đó có nhiều loài cây có thể dùng làm thuốc. Kinh nghiệm sử dụng cây làm thuốc (thuốc nam) của người dân địa phương đã có từ lâu đời, nhưng chủ yếu là những bài thuốc gia truyền, nên số lượng loài cây được sử dụng làm thuốc không nhiều so với số lượng loài cây hiện có ở địa phương. Mặt khác, từ trước đến nay, ở huyện Giồng Riềng chưa có một công trình nghiên cứu nào về tài nguyên thực vật làm thuốc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đa dạng về thành phần loài cây làm thuốc ở huyện Giồng Riềng là rất cần thiết, góp phần trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương - một huyện thuần nông còn nghèo, với hơn 15% là người dân tộc Khmer. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp điều tra phỏng vấn: Sử dụng phương pháp phỏng vấn nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) [3] để tìm hiểu thực trạng sử dụng, khai thác và chế biến các loài cây làm thuốc ở địa phương. - Phương pháp điều tra theo tuyến, thu mẫu và xử lý mẫu, đánh giá đa dạng tài nguyên cây thuốc dựa theo quyển “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” [8]. - Phương pháp phân tích mẫu, xác định tên khoa học, xác định cây làm thuốc: Dựa trên phương pháp so sánh hình thái, kết hợp tra cứu các bộ sách chuyên ngành như: “Cây cỏ Việt Nam” [5], “Từ điển cây thuốc Việt Nam” [4], “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” [6], “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” [1, 9]. - Đánh giá mức độ nguy cấp theo “Sách Đỏ Việt Nam” (2007) [2] và Nghị định 32/2006/NĐ-CP (2006) [7]. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đa dạng về phân loại Kết quả nghiên cứu thành phần loài cây .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.