TAILIEUCHUNG - Bổ sung một số kết quả điều tra, nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc ở khu rừng đặc dụng Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Công trình này nhằm hệ thống, tìm hiểu giá trị sử dụng, xác định nguồn gen quý hiếm trong nguồn tài nguyên cây thuốc ở Khu rừng đặc dụng Na Hang, Tuyên Quang, đồng thời bước đầu đề xuất một số giải pháp phát triển cho cộng đồng dân cư địa phương trong vùng đệm của Na Hang. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 BỔ SUNG MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU VỀ NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở KHU RỪNG ĐẶC DỤNG NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG NGUYỄN THỊ HẢI Trường Đại học Tân Trào NGUYỄN THẾ CƢỜNG, TRẦN HUY THÁI, CHU THỊ THU HÀ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam NGUYỄN ANH TUẤN Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Khu Bảo tồn Thiên nhiên Na Hang (nay là Ban Quản lý rừng đặc dụng Na Hang) được thành lập theo Quyết định 274/UB-QĐ ngày 9 tháng 5 năm 1994 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang. Nằm trên địa bàn các xã Khâu Tinh, Côn Lôn, Sơn Phú, Thanh Tương của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Rừng đặc dụng Na Hang có diện tích tự nhiên khoảng ha, trong đó diện tích khu vực có địa hình dưới 300 m chiếm khoảng 30%, 300-800 m chiếm 60%, trên 900 m chiếm 10%. Theo Nguyễn Nghĩa Thìn và Đặng Quyết Chiến (2006), hệ thực vật tại Khu BTTN Na Hang có loài thực vật, thuộc 604 chi, 159 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Trong đó ngành Hạt kín (Angiospermae) có loài, 570 chi, 135 họ; ngành Hạt trần (Gymnospermae) có 11 loài, 8 chi, 5 họ; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 63 loài, 34 chi, 17 họ; nhành Thông đất (Lycopodiophyta) có 5 loài, 2 chi, 2 họ. Việc nghiên cứu hiện trạng của nguồn tài nguyên cây thuốc có vị trí rất quan trọng trong nguồn tài nguyên sinh vật ở Rừng đặc dụng Na Hang. Đây là những tư liệu góp phần làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững tính đa dạng sinh học của Na Hang, tỉnh Tuyên Quang trong tương lai. Công trình này nhằm hệ thống, tìm hiểu giá trị sử dụng, xác định nguồn gen quý hiếm trong nguồn tài nguyên cây thuốc ở Khu rừng đặc dụng Na Hang, Tuyên Quang, đồng thời bước đầu đề xuất một số giải pháp phát triển cho cộng đồng dân cư địa phương trong vùng đệm của Na Hang. I. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu là

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.