TAILIEUCHUNG - Bổ sung dữ liệu về tài nguyên sinh vật đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng
Khu hệ sinh vật trên một đảo biệt lập và cách xa đất liền như BLV chắc chắn sẽ còn nhiều ghi nhận mới cho biển Việt Nam, loài mới cho khoa học. Nếu được nghiên cứu trên những đối tượng: động vật đáy, động vật có kích thước nhỏ ở biển như Giáp xác râu ngành (Cladocera), Giáp xác chân chèo (Copepoda), Giáp xác chân khác (Amphipoda), Giun nhiều tơ (Polychaeta), Tuyến trùng (Nematoda) còn ít hay chưa được nghiên cứu đến. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 BỔ SUNG DỮ LIỆU VỀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT ĐẢO BẠCH LONG VĨ, THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG LÊ HÙNG ANH, NGUYỄN THẾ CƢỜNG, DƢƠNG THỊ HOÀN, PHAN VĂN MẠCH, ĐẶNG HUY PHƢƠNG, VƢƠNG TÂN TÖ, PHẠM THẾ CƢỜNG, CAO THỊ KIM THU, PHẠM THỊ NHỊ, HOÀNG VŨ TRỤ, ĐỖ VĂN TỨ, NGUYỄN TỐNG CƢỜNG, NGUYỄN ĐÌNH TẠO, TRẦN ĐỨC LƢƠNG, TRỊNH QUANG PHÁP, NGUYỄN ĐÌNH TỨ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam BÙI ĐỨC QUANG UBND huyện đảo Bạch Long Vĩ, Tp. Hải Phòng Tài nguyên sinh vật đảo Bạch Long Vĩ (BLV) theo các nghiên cứu trước đây thường được biết đến bởi đặc điểm của khu hệ và nguồn lợi sinh vật dưới biển của một số tác giả Nguyễn Chu Hồi và nnk (1993-1997, 2003); Trần Đức Thạnh và nnk ( 2005). Các số liệu trên đã được nhiều tác giả tổng hợp và bổ sung trong các báo cáo chuyên đề của đề tài do Viện Tài nguyên và Môi trường biển Hải Phòng là cơ quan thực hiện [1]. Những số liệu về tài nguyên sinh vật ở đây chủ yếu tập trung vào sinh vật biển, tuy báo cáo có đề cập tới nhóm sinh vật trên cạn nhưng chưa có dữ liệu về những nhóm sinh vật có kích thước nhỏ. Gần đây nhất, Trần Đức Thạnh và cộng sự (2013) đã tổng hợp tất cả các công trình nghiên cứu từ trước đến nay ở đảo BLV, có những phân tích khá kỹ các vấn đề về thiên nhiên và môi trường biển đảo Bạch Long Vĩ, hoàn cảnh kinh tế-xã hội, thực trạng quản lý cũng như đưa ra các dự báo và định hướng phát triển bền vững tài nguyên và môi trường vùng biển đảo này. Công trình sẽ đầy đủ và hoàn thiện hơn khi được chuyển sang cơ sở dữ liệu (số hoá) và bổ sung những nhóm thuỷ sinh vật, động vật có kích thước nhỏ đặc trưng khu vực ven bờ và trên đảo. Khu hệ sinh vật trên một đảo biệt lập và cách xa đất liền như BLV chắc chắn sẽ còn nhiều ghi nhận mới cho biển Việt Nam, loài mới cho khoa học. Nếu được nghiên cứu trên những đối tượng: động vật đáy, động vật có kích thước nhỏ ở biển như Giáp xác râu ngành (Cladocera), Giáp xác chân chèo (Copepoda), Giáp
đang nạp các trang xem trước