TAILIEUCHUNG - Hệ tư tưởng Pancasila và tư tưởng thần học về tôn giáo của Muslim Indonesia

Bài viết Hệ tư tưởng Pancasila và tư tưởng thần học về tôn giáo của Muslim Indonesia trình bày: Một số trường hợp đụng độ giữa các tôn giáo được Chính phủ nâng đỡ và hệ quả của nó đối với tư tưởng thần học Muslim về các tôn giáo,. . | Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 11 - 2015 16 KAREL A. STEENBRINK HỆ TƯ TƯỞNG PANCASILA VÀ TƯ TƯỞNG THẦN HỌC VỀ TÔN GIÁO CỦA MUSLIM INDONESIA (Phần cuối) Một số trường hợp đụng độ giữa các tôn giáo được Chính phủ nâng đỡ và hệ quả của nó đối với tư tưởng thần học Muslim về các tôn giáo Như đã nêu, trong năm ngân sách 1979 - 1980, Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Alamsyah triển khai chương trình đối thoại liên tôn giáo. Ở đây, chúng tôi không định đề cập đến toàn bộ chương trình, song chúng tôi muốn nói đến một số khía cạnh của quá trình này nhằm đưa ra một số kết luận liên quan đến sự thay đổi của tư tưởng thần học Islam giáo về các tôn giáo khác. Ở nhiều nơi, chương trình này giúp cho các vị đại diện của các tôn giáo chính có cơ hội làm việc với nhau. Mục tiêu đầu tiên là để hỗ trợ các chương trình của Chính phủ nhằm truyền bá hệ tương tưởng Pancasila, phát triển kinh tế, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe, và bảo vệ môi trường. Một trong những trải nghiệm đầu tiên về cuộc gặp gỡ trao đổi liên tôn giáo là ở Ujung Pandang - thủ phủ của tỉnh Nam Sulawesi (Buku Laporan 1979). Có tổng số 26 sinh viên cùng tham gia, trong đó: 10 người đến từ Viện Hàn lâm Quốc gia Nghiên cứu Islam giáo (State Academy of Islamic Studies), 7 người đến từ Trường Thần học Tin lành (Protestant Theological College), 5 người đến từ Chủng viện Công giáo (Catholic Seminary), 4 người đến từ Đại học Y khoa Quốc gia (Medical Faculty of the State University). Đại diện của các tôn giáo trình bày các tham luận về chủ đề kinh sách tôn giáo, vấn đề sức khỏe và môi trường. Họ chia ra thành 4 nhóm đi kiểm tra tình hình sức khỏe và môi trường ở 4 ngôi làng có thành phần cư dân khác nhau sống đan xen, gồm: người Bugi, người Makassar, người Toraja và người Java (trong đó, người Toraja và Java là người nhập cư, hình thành nên cộng đồng Kitô giáo; người Bugi, Makassar là dân bản địa, theo Islam giáo). Bốn nhóm công tác thực hiện các công việc cung cấp thông tin, hướng dẫn cho người dân các phương pháp nhằm cải thiện .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.